Choáng ngợp với cung điện nguy nga, tráng lệ của triều Nguyễn vừa hoàn thành trùng tu

Sự kiện: 24h vạn dặm

Từ tàn tích nền móng hoang phế, đổ nát do chiến tranh bom đạn, điện Kiến Trung - cung điện độc đáo bậc nhất Hoàng thành Huế đã hồi sinh một cách kỳ diệu với sự uy nghi, tráng lệ, lộng lẫy đến choáng ngợp.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, dưới triều nhà Nguyễn, điện Kiến Trung là một trong năm công trình độc đáo và quan trọng nằm trên trục Dũng đạo của Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, dưới triều nhà Nguyễn, điện Kiến Trung là một trong năm công trình độc đáo và quan trọng nằm trên trục Dũng đạo của Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái.

Điện Kiến Trung được xây dựng trong giai đoạn 1921-1923 dưới thời vua Khải Định. Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Ảnh tư liệu

Điện Kiến Trung được xây dựng trong giai đoạn 1921-1923 dưới thời vua Khải Định. Đến năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của ngôi điện và lắp đặt thêm nhiều tiện nghi của phương Tây. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Ảnh tư liệu

Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn nền móng. Tình trạng tàn tích, hoang phế chỉ còn lại nền móng của điện Kiến Trung kéo dài hàng chục năm.

Năm 1947, do chiến tranh tàn phá, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn nền móng. Tình trạng tàn tích, hoang phế chỉ còn lại nền móng của điện Kiến Trung kéo dài hàng chục năm.

Năm 2013, tỉnh TT-Huế khởi động dự án nghiên cứu phục hồi điện Kiến Trung. Tháng 2/2019, dự án trùng tu phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 124 tỷ đồng, tập trung vào các hạng mục trùng tu, tôn tạo công trình trong khuôn viên di tích ngôi điện như tường bao nền, hệ thống lan can, tu bổ lầu Kiến Trung, sân Tiền Viên và Hậu Viên, cùng các công trình nhỏ xung quanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh…

Năm 2013, tỉnh TT-Huế khởi động dự án nghiên cứu phục hồi điện Kiến Trung. Tháng 2/2019, dự án trùng tu phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 124 tỷ đồng, tập trung vào các hạng mục trùng tu, tôn tạo công trình trong khuôn viên di tích ngôi điện như tường bao nền, hệ thống lan can, tu bổ lầu Kiến Trung, sân Tiền Viên và Hậu Viên, cùng các công trình nhỏ xung quanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh…

Đến tháng 2/2024, công trình đã hoàn toàn được phục hồi trên nền móng hoang tàn đổ nát một thời. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Đến tháng 2/2024, công trình đã hoàn toàn được phục hồi trên nền móng hoang tàn đổ nát một thời. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Theo đánh giá của các chuyên gia về kiến trúc, điện Kiến Trung là công trình có nghệ thuật kiến trúc độc đáo và đặc sắc với đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu.

Theo đánh giá của các chuyên gia về kiến trúc, điện Kiến Trung là công trình có nghệ thuật kiến trúc độc đáo và đặc sắc với đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu.

Điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết Cung đình Huế, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt sáng tạo.

Điện Kiến Trung được tô điểm bởi các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống mang đậm bản sắc của họa tiết Cung đình Huế, tạo nên xu hướng thẩm mỹ đặc trưng. Đây chính là phong cách kiến trúc Đông Dương do người Việt sáng tạo.

Một góc mặt trước phía trên ngôi điện.

Một góc mặt trước phía trên ngôi điện.

Mặt ngoài phía trước ngôi điện được trang trí, ốp khảm công phu bằng gốm sứ và các chất liệu khác.

Mặt ngoài phía trước ngôi điện được trang trí, ốp khảm công phu bằng gốm sứ và các chất liệu khác.

Họa tiết, tạo hình rồng là trang trí chủ đạo tại kiến trúc điện Kiến Trung.

Họa tiết, tạo hình rồng là trang trí chủ đạo tại kiến trúc điện Kiến Trung.

Cặp long mã được tạo tác tinh xảo đặt trên lối vào dưới chân ngôi điện.

Cặp long mã được tạo tác tinh xảo đặt trên lối vào dưới chân ngôi điện.

Du khách hào hứng chụp ảnh lưu niệm khi tham quan ngôi điện vừa được phục hồi.

Du khách hào hứng chụp ảnh lưu niệm khi tham quan ngôi điện vừa được phục hồi.

Gian phòng khách bên trong ngôi điện.

Gian phòng khách bên trong ngôi điện.

Sắc vàng là màu chủ đạo bên trong và ngoài ngôi điện.

Sắc vàng là màu chủ đạo bên trong và ngoài ngôi điện.

Hoa văn trang trí độc đáo trên tường phía trong ngôi điện.

Hoa văn trang trí độc đáo trên tường phía trong ngôi điện.

Một bức tường khác cũng được trang trí trang nhã.

Một bức tường khác cũng được trang trí trang nhã.

Trần nhà tầng trệt của ngôi điện.

Trần nhà tầng trệt của ngôi điện.

Gian phòng đặt kiệu của vua.

Gian phòng đặt kiệu của vua.

Khách tham quan chen kín một gian phòng bên trong điện vào ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Khách tham quan chen kín một gian phòng bên trong điện vào ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Đồ gốm sứ trưng bày bên trong điện. Ảnh: FB P.T.Định

Đồ gốm sứ trưng bày bên trong điện. Ảnh: FB P.T.Định

Đầu năm 2024, sau khi hoàn thành trùng tu, phục hồi, điện Kiến Trung chính thức mở cửa đón khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ của ngôi điện độc đáo, quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn này. Nơi đây hiện trở thành điểm đến thú vị, hấp dẫn dành cho du khách, người dân khi đến tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Đầu năm 2024, sau khi hoàn thành trùng tu, phục hồi, điện Kiến Trung chính thức mở cửa đón khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ của ngôi điện độc đáo, quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn này. Nơi đây hiện trở thành điểm đến thú vị, hấp dẫn dành cho du khách, người dân khi đến tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Sau gần 5 năm thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo, ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn, điện Kiến Trung (di tích trong Đại nội Huế) sẽ chính thức mở cửa để phục vụ người dân, du khách tham quan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN