Choáng ngợp trước bảo vật "đỉnh cao của nghệ thuật" đang được bảo vệ ngày đêm

Sự kiện: 24h vạn dặm

Cửa võng đình Thổ Hà được trạm khắc công phu, tinh xảo, là sự kết hợp hài hòa giữa gỗ và gốm. Cửa võng này vừa mới được công nhận bảo vật quốc gia.

Làng nghề Thổ Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) là một cái tên quen thuộc của nghề gốm Việt Nam bởi lịch sử hàng trăm năm và chất lượng sản phẩm nổi tiếng. Nơi đây từng là một thương cảng tấp nập thuyền bè ngược xuôi ra vào bến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) mang đi những đồ gốm thổi hồn từ đất và bàn tay nghệ nhân làng

Làng nghề Thổ Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) là một cái tên quen thuộc của nghề gốm Việt Nam bởi lịch sử hàng trăm năm và chất lượng sản phẩm nổi tiếng. Nơi đây từng là một thương cảng tấp nập thuyền bè ngược xuôi ra vào bến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) mang đi những đồ gốm thổi hồn từ đất và bàn tay nghệ nhân làng

Nhắc tới Thổ Hà không thể không nhắc tới đình làng Thổ Hà - nơi thờ vị Thành hoàng làng là Thái Thượng Lão Quân. Đình mang vẻ đẹp cổ kính, dấu ấn đặc trưng của một làng quê thuần Việt với một quần thể kiến trúc, văn hóa, cảnh quan hết sức độc đáo

Nhắc tới Thổ Hà không thể không nhắc tới đình làng Thổ Hà - nơi thờ vị Thành hoàng làng là Thái Thượng Lão Quân. Đình mang vẻ đẹp cổ kính, dấu ấn đặc trưng của một làng quê thuần Việt với một quần thể kiến trúc, văn hóa, cảnh quan hết sức độc đáo

Cửa võng bên trong đình được người dân nơi đây coi như một “báu vật”, ông Phạm Tiến Phường, thủ nhang đình cho biết, từ ngày cửa võng được công nhận bảo vật quốc gia, nhân dân nơi đây rất khấn khởi, cử người trông coi, còn lắp camera giám sát 24/24 đề phòng kẻ trộm.

Cửa võng bên trong đình được người dân nơi đây coi như một “báu vật”, ông Phạm Tiến Phường, thủ nhang đình cho biết, từ ngày cửa võng được công nhận bảo vật quốc gia, nhân dân nơi đây rất khấn khởi, cử người trông coi, còn lắp camera giám sát 24/24 đề phòng kẻ trộm.

Cửa võng đình làng Thổ Hà chia làm 3 tầng. Các tầng của cửa võng được chạm khắc cầu kỳ với biểu tượng tứ linh, tứ quý. Phần chính của cửa võng là 3 khám thờ.

Cửa võng đình làng Thổ Hà chia làm 3 tầng. Các tầng của cửa võng được chạm khắc cầu kỳ với biểu tượng tứ linh, tứ quý. Phần chính của cửa võng là 3 khám thờ.

Chất liệu cửa võng bằng gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692, với chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m.

Chất liệu cửa võng bằng gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692, với chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m.

Tầng trên cùng khắc 9 đồ thờ cúng nên được gọi là bức hoành phi cửu sự. Tầng ở giữa là cửa võng, mỗi cửa võng có một đầu rồng bằng sành

Tầng trên cùng khắc 9 đồ thờ cúng nên được gọi là bức hoành phi cửu sự. Tầng ở giữa là cửa võng, mỗi cửa võng có một đầu rồng bằng sành

Tầng thứ thứ 3 là khám thờ. Khám thờ có 3 ô cửa võng. Khám thờ của cử võng làm theo kiểu 8 lớp lồng vào nhau, mặt ngoài có khung gờ chạm cánh sen và 6 cột nhỏ chạm rồng. Xen kẽ giữa các khám là 4 bức đố chạm tứ quý. Những trang trí trên bộ cửa võng chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII).

Tầng thứ thứ 3 là khám thờ. Khám thờ có 3 ô cửa võng. Khám thờ của cử võng làm theo kiểu 8 lớp lồng vào nhau, mặt ngoài có khung gờ chạm cánh sen và 6 cột nhỏ chạm rồng. Xen kẽ giữa các khám là 4 bức đố chạm tứ quý. Những trang trí trên bộ cửa võng chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII).

Hình rồng của cửa võng được chạm khắc tinh xảo, là đỉnh cao cho nghệ thuật chạm khắc gỗ

Hình rồng của cửa võng được chạm khắc tinh xảo, là đỉnh cao cho nghệ thuật chạm khắc gỗ

Điều đặc biệt là hai chất liệu gỗ và gốm đã kết hợp với nhau hài hòa tạo ra những mảng trang trí vô cùng tinh mĩ, công phu tạo cho cửa võng có hình thức trang trí nghệ thuật độc đáo, duy nhất tại cửa võng đình Thổ Hà hiện nay.

Điều đặc biệt là hai chất liệu gỗ và gốm đã kết hợp với nhau hài hòa tạo ra những mảng trang trí vô cùng tinh mĩ, công phu tạo cho cửa võng có hình thức trang trí nghệ thuật độc đáo, duy nhất tại cửa võng đình Thổ Hà hiện nay.

Bên dưới cửa võng là 2 bạo của võng, trên chạm rồng…

Bên dưới cửa võng là 2 bạo của võng, trên chạm rồng…

.… dưới là hình người cưỡi voi. Ông Phường cho biết, trước sớn son thiếp vàng nhưng theo thời gian 2 bạo võng đã bị bào mòn đi

.… dưới là hình người cưỡi voi. Ông Phường cho biết, trước sớn son thiếp vàng nhưng theo thời gian 2 bạo võng đã bị bào mòn đi

Cửa võng đình Thổ Hà đại diện cho đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc gỗ kết hợp sơn thếp giai đoạn thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Điều đó được thể hiện thông qua chủ đề trang trí, thủ pháp kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, kết hợp sơn thếp gỗ tinh xảo, cùng tư duy sáng tạo của các nghệ nhân dân gian xưa gửi gắm vào từng mảng trang trí tại cửa võng đình Thổ Hà.

Cửa võng đình Thổ Hà đại diện cho đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc gỗ kết hợp sơn thếp giai đoạn thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Điều đó được thể hiện thông qua chủ đề trang trí, thủ pháp kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, kết hợp sơn thếp gỗ tinh xảo, cùng tư duy sáng tạo của các nghệ nhân dân gian xưa gửi gắm vào từng mảng trang trí tại cửa võng đình Thổ Hà.

Bên dưới cửa võng là hương án được làm bằng gỗ dổi (không mối mọt, cong vênh) được chạm khắc hình tôm hóa rồng, tiên nữ, vẹt… rất tinh xảo. Ông Phạm Tiến Phường cho biết, các nhà khoa học, khảo cổ đã về đây và công nhận đây là hương án độc đáo nhất Việt Nam, hiện chỉ còn 2 chiếc, một chiếc ở Huế.

Bên dưới cửa võng là hương án được làm bằng gỗ dổi (không mối mọt, cong vênh) được chạm khắc hình tôm hóa rồng, tiên nữ, vẹt… rất tinh xảo. Ông Phạm Tiến Phường cho biết, các nhà khoa học, khảo cổ đã về đây và công nhận đây là hương án độc đáo nhất Việt Nam, hiện chỉ còn 2 chiếc, một chiếc ở Huế.

Đại đình – nơi có cửa võng gồm 5 gian 2 chái, thành phần chịu lực chính là bộ khung gỗ gồm 48 chiếc cột, trong đó có 8 cột cái, 16 cột quân, 24 cột hiên. Tất cả đều được làm bằng gỗ lim.

Đại đình – nơi có cửa võng gồm 5 gian 2 chái, thành phần chịu lực chính là bộ khung gỗ gồm 48 chiếc cột, trong đó có 8 cột cái, 16 cột quân, 24 cột hiên. Tất cả đều được làm bằng gỗ lim.

Theo các bô lão của làng, hội Thổ Hà là sự kiện văn hóa hết sức đặc sắc, được tổ chức hằng năm, nhưng trong chu kỳ 5 năm sẽ có 2 lần mở hội lớn và tiến hành nghi lễ rước. Cứ vào ngày 20 đến 22 tháng Giêng hằng năm, dù bận công việc đến đâu, người dân làm ăn xa vẫn dành thời gian về làng Thổ Hà để tham dự lễ hội.

Theo các bô lão của làng, hội Thổ Hà là sự kiện văn hóa hết sức đặc sắc, được tổ chức hằng năm, nhưng trong chu kỳ 5 năm sẽ có 2 lần mở hội lớn và tiến hành nghi lễ rước. Cứ vào ngày 20 đến 22 tháng Giêng hằng năm, dù bận công việc đến đâu, người dân làm ăn xa vẫn dành thời gian về làng Thổ Hà để tham dự lễ hội.

Một nguyên tắc đặc biệt đối với người Thổ Hà vào dịp lễ hội, trước lễ rước, những người tham gia đoàn rước đều phải “kiêng động phòng”; những gia đình nào có “bụi” (việc tang) không được tham gia đoàn rước. Điều đó đảm bảo cho sự thanh khiết và tỏ lòng thành kính đối với Thánh thần và Thành hoàng làng. Tuyệt đối không ai được phép đứng ở vị trí cao hơn đoàn rước.

Một nguyên tắc đặc biệt đối với người Thổ Hà vào dịp lễ hội, trước lễ rước, những người tham gia đoàn rước đều phải “kiêng động phòng”; những gia đình nào có “bụi” (việc tang) không được tham gia đoàn rước. Điều đó đảm bảo cho sự thanh khiết và tỏ lòng thành kính đối với Thánh thần và Thành hoàng làng. Tuyệt đối không ai được phép đứng ở vị trí cao hơn đoàn rước.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN