Chó không rọ mõm vẫn "tung tăng" trong công viên Thống Nhất
Tình trạng chó dữ không có xích, không đeo rọ mõm vẫn được thả rông trong công viên, nơi công cộng đang tái diễn khiến nhiều người lo sợ.
Một chú chó trông khá dữ được thả rông, không đeo rọ mõm chạy quanh công viên cùng dòng người tập thể dục.
Cuối tháng 12/2022, công viên Thống Nhất đã tháo dỡ hàng rào sắt, chuyển công viên sang mô hình mở, người dân có thể tự do ra vào, vui chơi, tập thể dục, thể thao... Tuy nhiên, cùng với đó tình trạng chó dữ không có xích, không đeo rọ mõm vẫn được thả rông trong công viên, nơi công cộng đang tái diễn tại đây khiến nhiều người lo sợ.
Theo quan sát của PV, mặc dù có biển cảnh báo, đưa ra mức phạt được đặt tại các lối ra vào của công viên, tuy nhiên không khó để có thể bắt gặp hình ảnh chó được thả rông, không đeo rọ mõm khắp nơi trong công viên khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi, đặc biệt là trẻ em.
"Công viên mở đồng nghĩa với việc mọi người có thể ra vào tự do, tuy nhiên nhiều người vẫn tự ý mang chó vào công viên mà không đeo rọ mõm, không dùng dây xích, nhiều con trông dữ dằn không đảm bảo cho những người tới đây. Bên ngoài có biển cấm nhưng tôi không thấy ai nhắc nhở hay xử phạt những trường hợp như thế này trong công viên", chị Vân Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bức xúc.
Thời gian vừa qua, tại nhiều địa phương trong cả nước ghi nhận cảnh tượng người dân bị chó thả rông không đeo rọ mõm tấn công phải nhập viện cấp cứu, có trường hợp dẫn đến tử vong. Gần đây, chiều 18/2/2023, Hoàng V. (sinh viên Trường cao đẳng Lào Cai) đang chạy bộ thể dục ở một khu đô thị thuộc phường Bắc Cường (thành phố Lào Cai) thì bị hai con chó to lao vào cắn. Ngày 19/2, anh Staker Zachary Paul (18 tuổi, quốc tịch Anh) đang đi bộ trên đường 23/10 (gần nút giao Ngọc Hội, thuộc xã Vĩnh Hiệp) thì bất ngờ một con chó nhà cắn. Hậu quả anh bị thương nặng ở cánh tay, được đưa đi đến bệnh viện điều trị sau đó.
Trước đó, đầu năm 2022, Hà Nội lập gần 600 đội săn bắt chó thả rông. UBND Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030 là quản lý trên 90% số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên 90%; 100% quận, huyện, thị xã có điểm tiêm vaccine và huyết thanh phòng dại cho người; phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, các đội bắt chó thả rông chỉ hoạt động rầm rộ thời gian đầu tại một số quận nội thành, sau đó dừng lại ở việc... tuyên truyền.
Tại các lối vào của công viên Thống Nhất đều được đặt biển cảnh báo, xử phạt việc chó thả rông, không đeo rọ mõm, không xích giữ tại đây.
Tuy nhiên tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm, không xích giữ lại diễn ra phổ biến, thường xuyên tại công viên này.
Mặc dù nhiều lần ra quân nhưng tình trạng chó thả rông vẫn tái diễn tại các khu vực công cộng ở Hà Nội.
Nhiều nguy hiểm rình rập với trẻ nhỏ và người dân đang tập thể dục
"Chó có dây xích còn đỡ sợ nhưng chó thả rông mà không có rọ mõm thì sợ lắm, không ai dám đi, phải tránh", chị Linh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Theo quy định, p hạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Như vậy khi đưa chó ra nơi công cộng thì chủ chó có thể lựa chọn đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó mà không buộc phải thực hiện cả hai hình thức là rọ mõm cho chó và xích giữ chó nhưng phải đảm bảo luôn có người dắt đi nếu không thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nhiều loại chó dữ không đeo rọ mõm.
Một con chó to được thả rông tại công viên.
Nguy hiểm luôn rình rập khi ở khu vực công cộng có nhiều chó thả rông.
Trước đó, đầu năm 2022, Hà Nội lập gần 600 đội săn bắt chó thả rông trên địa bàn các quận huyện.
Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030 là quản lý trên 90% số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên 90%; 100% quận, huyện, thị xã có điểm tiêm vaccine và huyết thanh phòng dại cho người; phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, các đội bắt chó thả rông chỉ hoạt động rầm rộ thời gian đầu tại một số quận nội thành, sau đó dừng lại ở việc... tuyên truyền.
Một con chó "hiếm hoi" được chủ đeo rọ mõm khi đi trong công viên.
Nguồn: [Link nguồn]