Chợ Bưởi xưa và nay qua những thước hình vượt thời gian
Trải qua rất nhiều thời kỳ nhưng chợ Bưởi vẫn gìn giữ được nét chợ quê giữa lòng Hà Nội.
Những ngày cận Tết, không khí đi chợ mua sắm lại nhộn nhịp hơn ngày thường. Trải qua quá trình đô thị hóa, chợ Tết ngày nay không còn giống chợ xưa, nhưng các phiên chợ đậm chất thôn quê như chợ Bưởi vẫn được gìn giữ giữa lòng Hà Nội như một nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô….
Một góc chợ Bưởi năm 1920, vị trí đầu đường Thụy Khuê hiện tại. Cảnh cổng tam quan bên đường là của đỉnh An Thái (nay ở số 595 Thụy Khuê).
Gốc đề cổ thụ ở góc đường Thụy Khuê - Lạc Long Quân, nơi gắn với sự hình thành và phát triển của chợ Bưởi.
Chợ Bưởi chụp từ trong sân đình An Thái. Thời điểm đó chợ nằm ở địa phận tỉnh Hà Đông cũ. Ngày nay, nơi này thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Một góc nhìn rất khác từ mặt đường Bưởi, chợ Bưởi giờ đã thành một trung tâm mua sắm lớn, với đủ loại hàng hóa.
Chợ Tết xưa, bà con trong vùng Kẻ Bưởi thường mang đến chợ bán những sản vật do chính tay mình làm ra.
Mặt chính phía trước của chợ Bưởi
Không cứ phải đến ngày phiên (ngày 4, ngày 9, ngày 14, ngày 19,…) như xưa, người ta mới mang cây đến bán ở chợ Bưởi, mà giờ đây, hàng hóa được bày bán quanh năm trên cả một quãng dài phía cuối chợ Bưởi, cắt ngang đường Hoàng Hoa Thám.
Khu nhà lồng của chợ Bưởi ngày nay đã thay thế bằng những cửa hàng khang trang sầm uất hơn
Giếng nước ngày xưa ở chợ Bưởi, ngày nay đã không còn nữa.
Chợ Bưởi nằm phía Tây Thủ đô, gần kề bên Hồ Tây. Chợ Bưởi hình thành chính xác năm nào thì không ai rõ, chỉ biết xưa kia nó là nơi giao lưu hàng hóa nông sản thực phẩm từ ngoại thành và các vùng phụ cận như huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Tây trước đây (nay là Hà Nội), tỉnh Vĩnh Phúc vào nội thành rồi đổi hàng hóa thủ công mỹ nghệ, xa xỉ phẩm từ nội thành. Nét nổi bật của chợ Bưởi là nơi cung cấp các giống cây trồng, con giống, vật dụng nông nghiệp, sản vật làng nghề. Ngày nay, chợ Bưởi đã xây dựng khang trang, hiện đại, thuộc sự quản lý của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, nhưng riêng phiên chợ vẫn được duy trì bằng cách quy hoạch một khu vực riêng để người dân có cơ hội mua bán cây, con giống. |
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử TP.HCM đã có nhiều lần điều chỉnh quy hoạch chung, nhằm xây dựng hoàn thiện chiến lược tầm nhìn dài hạn đến 2060.
Nguồn: [Link nguồn]