CHÍNH THỨC: Việt Nam đã được phép mở đường bay thẳng tới Mỹ

Sự kiện: Thời sự

Bước tiến quan trọng này là kết quả nhiều năm làm việc của Cục Hàng không Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của hãng Boeing.

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vào chiều 15/2 tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ông Daniel J. Kritenbrink đã thông báo kết quả đánh giá về năng lực giám sát an toàn hàng không của Cục Hàng không Việt Nam do FAA (Cục Hàng không Liên ban Mỹ) thực hiện vào cuối năm 2018.

CHÍNH THỨC: Việt Nam đã được phép mở đường bay thẳng tới Mỹ - 1

Các hãng hàng không của Việt Nam đã được phép mở đường bay thẳng đến Hoa Kỳ. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Việt Nam đã đạt được quy chế cấp 1 về an toàn hàng không. Điều này có nghĩa cơ quan quản lý hàng không Hoa Kỳ xác nhận Cục Hàng không Việt Nam đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về giám sát an toàn. Ngay tại buổi gặp, ông Daniel J. Kritenbrink đã trao cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận chính thức của FAA

Bước tiến quan trọng này là kết quả nhiều năm làm việc của Cục Hàng không Việt Nam và Bộ GTVT với sự hỗ trợ kỹ thuật của hãng Boeing. Việc đạt được CAT 1 (Chứng nhận về năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1) của FAA là điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không của Việt Nam được phép mở đường bay đến Hoa Kỳ.

Quan trọng hơn, đây là sự công nhận của quốc tế về an toàn hàng không, khẳng định Việt Nam đã hội nhập thành công, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế; khẳng định vị thế, uy tín không chỉ của ngành Hàng không Việt Nam, của Bộ GTVT mà của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo quy định của Mỹ, nếu quốc gia nào bay đến Mỹ, bên cạnh sự giám sát an toàn của ICAO thì phải đáp ứng được Chương trình thanh sát (IASA - International Aviation Safety Assessment) của FAA.

Cũng như ICAO, đối tượng thanh sát của FAA là nhà chức trách hàng không. FAA giám sát 8 vấn đề trọng yếu trong vấn đề đảm bảo an toàn: Đánh giá toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực hàng không dân dụng, cũng như hệ thống luật pháp Việt Nam để đánh giá chính sách về an toàn của Chính phủ Việt Nam; đánh giá về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, tài liệu hướng dẫn về an toàn của nhà chức trách hàng không; đánh giá hệ thống tổ chức của hàng không dân dụng có đảm bảo về thẩm quyền, chức năng quản lý; đánh giá công tác đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực, đặc biệt ở những vị trí chủ chốt liên quan đến lĩnh vực an toàn hàng không, bao gồm các chương trình huấn luyện cơ bản, nâng cao, định kỳ, đột xuất;…

FAA cũng đánh giá hệ thống công cụ để thực hiện việc quản lý, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin trong lưu trữ, quản lý, giám sát. Bên cạnh đó, FAA còn đánh giá khả năng đáp ứng nguồn lực của nhà nước cho nhà chức trách hàng không để thực hiện việc này; giám sát công tác cấp chứng chỉ cho nhân viên hàng không bao gồm toàn bộ quá trình thi tuyển, giám sát, cấp bằng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, chính xác; đánh giá công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của nhà chức trách hàng không về số lượng, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện và kết quả thực hiện. Cuối cùng là đánh giá về chế tài và khả năng khắc phục sau thanh tra, kiểm tra.

Từ hôm nay có thể mở đường bay thẳng Việt - Mỹ

Dự kiến, chiều nay (15/2), Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam sẽ gặp Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể và chính thức trao Chứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN