Chiến lược “pháo đài bay” B-52 răn đe TQ của Mỹ

2 pháo đài bay B-52 Mỹ tới Úc được coi là một thông điệp chiến lược răn đe các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hồi đầu tháng Bảy, 2 chiếc “pháo đài bay” B-52 của Mỹ đã thực hiện một sứ mệnh bay tầm xa liên tục tới Úc để tăng cường mối quan hệ hợp tác quân sự của Lầu Năm Góc với các đồng minh ở châu Á trước mối đe dọa ngày càng tăng đến từ Trung Quốc.

Hai chiếc B-52 này cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale, bang Lousiana vào hôm 1.7 để thực hiện sứ mệnh mà Lầu Năm Góc gọi là “nhiệm vụ răn đe và đảm bảo bằng máy bay ném bom” (gọi tắt là BAAD).

Chiến lược “pháo đài bay” B-52 răn đe TQ của Mỹ - 1

Pháo đài bay B-52 của Mỹ

Sứ mệnh BAAD này được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc vừa xây dựng phi pháp 7 hỏn đảo nhân tạo trên Biển Đông và đang gấp rút hoàn thiện các công trình quân sự trên những hòn đảo này, làm dấy lên những lo ngại về an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Sau khi thực hiện hành trình bay suốt 44 giờ liên tục, 2 chiếc B-52 này đã phối hợp với Không quân Hoàng gia Úc thực hành ném những quả bom rỗng (không nhồi thuốc nổ) xuống một thao trường quân sự ở Delamere, Úc.

Cuộc diễn tập này diễn ra từ hồi đầu tháng Bảy, tuy nhiên nó không được loan báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng vì Lầu Năm Góc không muốn thu hút quá nhiều sự chú ý của Trung Quốc.

Đô đốc Hải quân Cecil Haney, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ phụ trách tác chiến hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược của quân đội Mỹ, cho rằng sứ mệnh BAAD có vai trò rất quan trọng.

Ông Haney nói: “Những chuyến bay của B-52 như thế này là một trong những cách để Mỹ thể hiện sự cam kết duy trì khu vực Ấn-Á-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định. Ngoài việc tăng cường kỹ năng cho phi hành đoàn và giúp họ làm quen với môi trường tác chiến quốc tế, sứ mệnh này còn giúp chúng tôi cải thiện khả năng phản ứng trước bất cứ mối đe dọa nào”.

Chiến lược “pháo đài bay” B-52 răn đe TQ của Mỹ - 2

Chiến lược BAAD của Mỹ được coi là nhằm răn đe các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông

Đô đốc Haney khẳng định các sứ mệnh răn đe và đảm bảo này luôn ẩn chứa những thông điệp chiến lược, mặc dù ông không tiết lộ mục tiêu mà thông điệp đó nhắm đến là gì. Tuy nhiên một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên khẳng định thông điệp này là nhắm tới Trung Quốc vì những hành động ngày càng ngang ngược của họ trên Biển Đông.

Đại úy Jared Patterson, người phụ trách vũ khí và chiến thuật của Biên đội Ném bom 96 tại căn cứ không quân Barksdale cho rằng chuyến bay tới Úc của 2 chiếc “pháo đài bay” trên có vai trò quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ đồng minh với Úc.

Ông Patterson nói: “Khi sự tập trung của Mỹ bắt đầu xoay sang châu Á, điều quan trọng là phải cho các nước thấy sự hiện diện của B-52, không chỉ trên đảo Guam mà còn trên toàn khu vực”.

Chiến lược “pháo đài bay” B-52 răn đe TQ của Mỹ - 3

B-52 Mỹ hạ cánh tại sân bay ở Úc

Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam của Mỹ là nơi tập trung nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52, B-2 và máy bay do thám tầm xa Global Hawk, cùng 3 chiếc tàu ngầm tấn công.

Đại úy Patterson nói thêm: “Người Mỹ đặt niềm tin vào chúng tôi, nên chúng tôi luôn sẵn sàng chiến đấu vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, và chúng tôi muốn họ tiếp tục hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không mà chúng tôi luôn ủng hộ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN