Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia hơn 1.000 năm tuổi ở TP.HCM

Sự kiện: Bảo vật Quốc gia

Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM hiện đang trưng bày 12 bảo vật quốc gia là những tượng đồng, gỗ, đá có tuổi đời hơn 1.000 năm.

Tại khu trưng bày văn hoá Chămpa, bức tượng Avalokitesvara được làm bằng đồng, có niên đại thế kỷ 8 – 9, được tìm thấy ở Hoài Nhơn, Bình Định. Đây là một trong những kiệt tác của nghệ thuật, kỹ thuật đúc đồng tài năng, sáng tạo của cư dân Chămpa trong thời kỳ này. Tượng cùng 11 hiện vật khác được công nhận Bảo vật quốc gia trưng bày tại đây.

Tại khu trưng bày văn hoá Chămpa, bức tượng Avalokitesvara được làm bằng đồng, có niên đại thế kỷ 8 – 9, được tìm thấy ở Hoài Nhơn, Bình Định. Đây là một trong những kiệt tác của nghệ thuật, kỹ thuật đúc đồng tài năng, sáng tạo của cư dân Chămpa trong thời kỳ này. Tượng cùng 11 hiện vật khác được công nhận Bảo vật quốc gia trưng bày tại đây.

Tượng Phật Đồng Dương được một nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện năm 1901 tại Đồng Dương, Quảng Nam. Tượng có tuổi đời khoảng 1.200 năm, thuộc nền văn hoá Chămpa. Chất liệu tượng bằng đồng, cao 120cm, nặng 120kg, thể hiện Đức Phật khoác áo cà sa, đứng thuyết pháp trên đài hoa sen. Tượng từng được trưng bày, triển lãm ở nhiều nước với mức bảo hiểm hàng triệu USD.

Tượng Phật Đồng Dương được một nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện năm 1901 tại Đồng Dương, Quảng Nam. Tượng có tuổi đời khoảng 1.200 năm, thuộc nền văn hoá Chămpa. Chất liệu tượng bằng đồng, cao 120cm, nặng 120kg, thể hiện Đức Phật khoác áo cà sa, đứng thuyết pháp trên đài hoa sen. Tượng từng được trưng bày, triển lãm ở nhiều nước với mức bảo hiểm hàng triệu USD.

Đặt bên trái tượng Phật Đồng Dương là bức tượng Avalokitesvara khác được phát hiện ở Đại Hữu, Quảng Bình năm 1923. Tượng được chế tác bằng đồng, cao 52cm, thuộc nền văn hoá Chămpa thế kỷ 10. Hình dáng tượng trong tư thế có bốn tay, tay phải trên cầm quyển sách, tay trái trên cầm chuỗi hạt, hai tay trước cầm hoa sen và bình nước cam lồ. Phần đầu búi tóc cao, mặt trước chạm nổi hình tượng Phật, toàn thân có nhiều chi tiết váy, trang sức chạm khắc tinh xảo.

Đặt bên trái tượng Phật Đồng Dương là bức tượng Avalokitesvara khác được phát hiện ở Đại Hữu, Quảng Bình năm 1923. Tượng được chế tác bằng đồng, cao 52cm, thuộc nền văn hoá Chămpa thế kỷ 10. Hình dáng tượng trong tư thế có bốn tay, tay phải trên cầm quyển sách, tay trái trên cầm chuỗi hạt, hai tay trước cầm hoa sen và bình nước cam lồ. Phần đầu búi tóc cao, mặt trước chạm nổi hình tượng Phật, toàn thân có nhiều chi tiết váy, trang sức chạm khắc tinh xảo.

Tượng bán thân nữ thần Devi được phát hiện năm 1911 tại một đền thờ nhỏ ở làng Hương Quế, Quảng Nam. Tượng cao hơn 38cm, làm bằng chất liệu sa thạch đen, bị vỡ một phần trên trán, phần cổ bị gãy đã được gắn lại, phần tai trái cũng bị mất. Theo thông tin từ bảo tàng, nữ thần Devi này là một vị hoàng hậu của vương quốc Chămpa xưa. Bức tượng được xem là một trong những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa vào thế kỷ thứ 10.

Tượng bán thân nữ thần Devi được phát hiện năm 1911 tại một đền thờ nhỏ ở làng Hương Quế, Quảng Nam. Tượng cao hơn 38cm, làm bằng chất liệu sa thạch đen, bị vỡ một phần trên trán, phần cổ bị gãy đã được gắn lại, phần tai trái cũng bị mất. Theo thông tin từ bảo tàng, nữ thần Devi này là một vị hoàng hậu của vương quốc Chămpa xưa. Bức tượng được xem là một trong những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa vào thế kỷ thứ 10.

Tại khu trưng bày văn hoá Óc Eo, nổi bật giữa trung tâm là 4 bức tượng Phật đứng được chế tác bằng gỗ có niên đại khoảng thế kỷ 3 - 4, trong đó có 3 tượng được công nhận Bảo vật quốc gia. Giai đoạn này, Phật giáo Phù Nam ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo nguyên thuỷ. Tượng Phật đứng bằng gỗ là một đặc trưng của Phù Nam.

Tại khu trưng bày văn hoá Óc Eo, nổi bật giữa trung tâm là 4 bức tượng Phật đứng được chế tác bằng gỗ có niên đại khoảng thế kỷ 3 - 4, trong đó có 3 tượng được công nhận Bảo vật quốc gia. Giai đoạn này, Phật giáo Phù Nam ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo nguyên thuỷ. Tượng Phật đứng bằng gỗ là một đặc trưng của Phù Nam.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tìm thấy ở làng Lợi Mỹ, Đồng Tháp năm 1937. Tượng được chạm khắc từ cây gỗ trai nguyên khối, có tuổi đời khoảng 1.500 năm trước. Hình dáng tượng thanh mảnh, mặc áo cà sa dài phủ đến chân thành hình vòng cung.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tìm thấy ở làng Lợi Mỹ, Đồng Tháp năm 1937. Tượng được chạm khắc từ cây gỗ trai nguyên khối, có tuổi đời khoảng 1.500 năm trước. Hình dáng tượng thanh mảnh, mặc áo cà sa dài phủ đến chân thành hình vòng cung.

Tượng làm bằng chất liệu gỗ, trải qua hàng nghìn năm nhưng hình dáng tượng, các chi tiết đài sen Đức Phật đứng hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Tượng làm bằng chất liệu gỗ, trải qua hàng nghìn năm nhưng hình dáng tượng, các chi tiết đài sen Đức Phật đứng hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Một bức tượng Phật khác có hình dáng khá tương đồng, mặc áo choàng hở vai được tìm thấy ở làng Bình Hoà, Long An năm 1947, có niên đại thế kỷ 3 – 4.

Một bức tượng Phật khác có hình dáng khá tương đồng, mặc áo choàng hở vai được tìm thấy ở làng Bình Hoà, Long An năm 1947, có niên đại thế kỷ 3 – 4.

Bức tượng lớn làm bằng gỗ sao cao 268cm, nặng 100kg tạc Đức Phật đức trên toà sen. Tượng có niên đại thế kỷ 4, được tìm thấy ở Mỹ Thọ, Đồng Tháp năm 1943. Theo thơi gian, bức tượng đã bị bào mòn, mất khá nhiều chi tiết.

Bức tượng lớn làm bằng gỗ sao cao 268cm, nặng 100kg tạc Đức Phật đức trên toà sen. Tượng có niên đại thế kỷ 4, được tìm thấy ở Mỹ Thọ, Đồng Tháp năm 1943. Theo thơi gian, bức tượng đã bị bào mòn, mất khá nhiều chi tiết.

Tượng Phật Sơn Thọ do cư dân Phù Nam chế tác thế kỷ 7, được tìm thấy tại ngôi chùa ở Trà Vinh. Tượng được tạc bằng đá sa thạch, thể hiện Đức Phật ngồi trên bệ nhiều tầng, hai chân buông thõng trước ngai, một tư thế Đức Phật ngồi hiếm có ở Đông Nam Á.

Tượng Phật Sơn Thọ do cư dân Phù Nam chế tác thế kỷ 7, được tìm thấy tại ngôi chùa ở Trà Vinh. Tượng được tạc bằng đá sa thạch, thể hiện Đức Phật ngồi trên bệ nhiều tầng, hai chân buông thõng trước ngai, một tư thế Đức Phật ngồi hiếm có ở Đông Nam Á.

Tượng Nữ thần Durga được tạc trong thế kỷ 7 – 8, phát hiện năm 1902 tại Liên Hữu, Trà Vinh. Tượng nữ thần được tạc trong tư thế đứng trên bệ hình vòng cung với nhiều chi tiết, hoa văn độc đáo. Durga là một trong những người vợ của thần Shiva, được biết là nữ thần chiến thắng quỷ trâu. Vị thần có dấu ấn sâu đậm trong đời sống tình thần của các tín đồ Hindu giáo của văn hoá Óc Eo.

Tượng Nữ thần Durga được tạc trong thế kỷ 7 – 8, phát hiện năm 1902 tại Liên Hữu, Trà Vinh. Tượng nữ thần được tạc trong tư thế đứng trên bệ hình vòng cung với nhiều chi tiết, hoa văn độc đáo. Durga là một trong những người vợ của thần Shiva, được biết là nữ thần chiến thắng quỷ trâu. Vị thần có dấu ấn sâu đậm trong đời sống tình thần của các tín đồ Hindu giáo của văn hoá Óc Eo.

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm có niên đại thế kỷ 7, được tìm thấy ở Trà Vinh năm 1937. Tượng được tạc bằng đá sa thạch, cao 90cm, có 4 tay, thể hiện dưới dạng một nam nhân, tóc búi cao có chạm một vị Phật ngồi thiền.

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm có niên đại thế kỷ 7, được tìm thấy ở Trà Vinh năm 1937. Tượng được tạc bằng đá sa thạch, cao 90cm, có 4 tay, thể hiện dưới dạng một nam nhân, tóc búi cao có chạm một vị Phật ngồi thiền.

Tượng Thần Mặt Trời Ba Thê được phát hiện tại chân núi Ba Thê, An Giang năm 1928. Pho tượng tạc vị thần Surya với hình dáng hài hoà, cân đối, thể hiện phong cách nghệ thuật sớm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc nghệ thuật Dvaravati độc đáo, điển hình trong văn hoá Óc Eo.

Tượng Thần Mặt Trời Ba Thê được phát hiện tại chân núi Ba Thê, An Giang năm 1928. Pho tượng tạc vị thần Surya với hình dáng hài hoà, cân đối, thể hiện phong cách nghệ thuật sớm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc nghệ thuật Dvaravati độc đáo, điển hình trong văn hoá Óc Eo.

Cao chỉ khoảng hơn 20cm nhưng được tạo hình cân đối, tượng thần Vishnu là tác phầm hội tụ điển hình cho kỹ thuật đúc đồng của văn hoá Óc Eo. Được tìm thấy năm 1936 tại Kiên Giang, tượng có niên đại thế kỷ 3 – 4. Thần Vishnu – Thần Bảo tồn là một trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo được cư dân Phù Nam thờ phụng rất phổ biến. Tượng đã được trưng bày ở nhiều bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.

Cao chỉ khoảng hơn 20cm nhưng được tạo hình cân đối, tượng thần Vishnu là tác phầm hội tụ điển hình cho kỹ thuật đúc đồng của văn hoá Óc Eo. Được tìm thấy năm 1936 tại Kiên Giang, tượng có niên đại thế kỷ 3 – 4. Thần Vishnu – Thần Bảo tồn là một trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo được cư dân Phù Nam thờ phụng rất phổ biến. Tượng đã được trưng bày ở nhiều bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
Bảo vật Quốc gia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN