Chiêm ngưỡng "kho báu" sưa đỏ bạc tỉ giữa lòng Hà Nội
Hơn 40 cây sưa đỏ trên 100 tuổi được trồng trên Núi Nùng- một gò đất nhân tạo trong công viên Bách Thảo (Hà Nội), có trị giá bạc tỉ và được bảo vệ nghiêm ngặt.
Núi Nùng nằm trong công viên Bách Thảo (quận Ba Đình, Hà Nội) được mệnh danh là "núi triệu đô” bởi trên ngọn núi này là một quần thể gồm hàng chục cây sưa đỏ quý hiếm có giá bạc tỉ
Đó là những cây sưa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có đường kính gốc một người ôm không xuể. Mỗi cây có hẳn một bộ hồ sơ quản lý gồm vị trí cây, đường kính và hiện trạng sống của từng cây
Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như đã bị khai thác hết. Hiện chỉ còn số ít được bảo tồn và lưu giữ trong các công viên, nhà chùa…
Xung quanh các gốc sưa đỏ trong vườn Bách Thảo luôn được trang bị các vòng tròn dây thép gai buộc rất cận thận, gắn camera theo dõi, bảo vệ
Cây sưa đỏ hay còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn, huê mộc vàng, thuộc nhóm 1A nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Chính vì sự quý hiếm này, giá trị của cây sưa không quy đổi theo m3 thông thường mà được tính bằng kilogram
Cây sưa đỏ có vỏ ngoài sần sùi, gỗ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt có độ bền rất cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát
Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối
Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu
Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị cao do nhu cầu mua gỗ sưa từ thị trường Trung Quốc đang rất lớn
Bà Nguyễn Thị Thạch, Giám đốc vườn Bách Thảo, cho biết, bên cạnh việc bảo vệ sưa đỏ tại vườn, hiện Ban quản lý vườn Bách Thảo còn đưa các hạt giống sưa đỏ về trồng tại các vùng Hợp Châu (Tam Đảo), Tam Điệp (Ninh Bình) tiến tới xây dựng một bảo tàng gen, bảo tồn ngoại vi cho loài thực vật quý hiếm này
Công viên Bách Thảo được ví là lá phổi xanh của Hà Nội. Ngoài quần thể sưa đỏ quý hiếm bậc nhất hiện nay, trong công viên còn bảo tồn rất nhiều loại cây cổ thụ, các giống cây cỏ lạ, độc đáo từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Tiền bán “cụ” sưa được chia cho người dân thôn Đông Cốc, mỗi khẩu 10 triệu đồng, con gái lấy chồng được 5 triệu...