Chiêm ngưỡng cổ vật 3.000 năm tuổi lần đầu trưng bày tại Vũng Tàu

Hàng trăm cổ vật qua các triều đại, có niên đại từ 60 năm đến hơn 3.000 năm của 10 nhà sưu tầm cổ vật đang được trưng bày tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngày 29-1, hàng trăm cổ vật bằng gốm sứ đã được TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) phối hợp với những nhà sưu tầm cổ vật có uy tín tổ chức triển lãm tại Nhà truyền thống cách mạng TP Vũng Tàu.

Ngày 29-1, hàng trăm cổ vật bằng gốm sứ đã được TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) phối hợp với những nhà sưu tầm cổ vật có uy tín tổ chức triển lãm tại Nhà truyền thống cách mạng TP Vũng Tàu.

Đặc biệt, có cổ vật lên tới 3.000 năm tuổi hay những bảo vật có giá trị lớn trong các cung điện của những triều đại cũ.

Đặc biệt, có cổ vật lên tới 3.000 năm tuổi hay những bảo vật có giá trị lớn trong các cung điện của những triều đại cũ.

Các hiện vật thuộc văn hóa các triều đại như Gốm Sa Huỳnh có niên đại 3.000 năm; Gốm Đông Sơn với niên đại 2.500 năm; Gốm Lý Trần có niên đại 800-1.000 năm; Gốm Thời Lê có niên đại 500-600 năm và gốm Sứ xanh trắng ký kiểu thuộc thời Chúa Nguyễn đàng trong, Lê Trịnh và Thuộc Triều Nguyễn niên đại từ 100-300 năm; Các loại Gốm sứ cổ xưa thuộc văn hoá Nam Bộ như gốm Cây Mai, Sài Gòn, Lái thiêu, Biên Hoà, Bình Dương có niên đại 60-120 năm.

Các hiện vật thuộc văn hóa các triều đại như Gốm Sa Huỳnh có niên đại 3.000 năm; Gốm Đông Sơn với niên đại 2.500 năm; Gốm Lý Trần có niên đại 800-1.000 năm; Gốm Thời Lê có niên đại 500-600 năm và gốm Sứ xanh trắng ký kiểu thuộc thời Chúa Nguyễn đàng trong, Lê Trịnh và Thuộc Triều Nguyễn niên đại từ 100-300 năm; Các loại Gốm sứ cổ xưa thuộc văn hoá Nam Bộ như gốm Cây Mai, Sài Gòn, Lái thiêu, Biên Hoà, Bình Dương có niên đại 60-120 năm.

Bình đĩa bay được làm từ gốm Sa Huỳnh có niên đại 3.000 năm

Bình đĩa bay được làm từ gốm Sa Huỳnh có niên đại 3.000 năm

Chum từ văn hoá Đông Sơn có 2.500 tuổi

Chum từ văn hoá Đông Sơn có 2.500 tuổi

Một cổ vật đến từ thế kỷ 15, 16

Một cổ vật đến từ thế kỷ 15, 16

Nhà sưu tầm Kiên Lê giới thiệu về bộ chén trà, cổ vật từ thời Nguyễn

Nhà sưu tầm Kiên Lê giới thiệu về bộ chén trà, cổ vật từ thời Nguyễn

Bộ cổ vật được dùng cho vua chúa Triều Nguyễn, bảo vật có giá trị nhất trong triển lãm

Bộ cổ vật được dùng cho vua chúa Triều Nguyễn, bảo vật có giá trị nhất trong triển lãm

Gạch lát nền có hoa văn nổi được dùng để xây dựng tại Hoàng thành Thăng Long

Gạch lát nền có hoa văn nổi được dùng để xây dựng tại Hoàng thành Thăng Long

Chậu dáng trái lựu, gốm sứ từ thế kỷ 19

Chậu dáng trái lựu, gốm sứ từ thế kỷ 19

Ngoài triển lãm gốm sứ, TP Vũng Tàu cũng kết hợp triển lãm ảnh nghệ thuật về thành tựu 30 năm thành lập và phát triển của thành phố, người dân và du khách cũng có thể xin chữ trong ngày đầu xuân. Triển lãm sẽ diễn ra từ nay cho đến hết ngày 10-2.

Ngoài triển lãm gốm sứ, TP Vũng Tàu cũng kết hợp triển lãm ảnh nghệ thuật về thành tựu 30 năm thành lập và phát triển của thành phố, người dân và du khách cũng có thể xin chữ trong ngày đầu xuân. Triển lãm sẽ diễn ra từ nay cho đến hết ngày 10-2.

Nguồn: [Link nguồn]

Hành trình đi 101 nước để “săn” cổ vật của “nữ hoàng thời trang không biên giới”

Bộ sưu tập xuất phát từ sở thích “để dành” của tuổi thơ bà Nam Hương cho đến tuổi “thập cổ lai hy”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Giang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN