Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể

Thân cây to, tán cây rộng, lá xanh mướt, 19 em nhỏ mới ôm hết, còn theo những người làm công tác nghiên cứu vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m. Đó là cây dã hương ở thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.

"Cây dã hương nghìn năm tuổi là cây lịch sử của quê hương nên trường mầm non xã Tiên Lục đã đưa cây dã hương vào chương trình giảng dạy về cây cho các cháu. Giáo viên sẽ đưa các cháu ra cây dã hương vui chơi mỗi tuần 1-2 lần, mỗi ngày 2-3 lớp", bà Trần Thị Phong - Hiệu trưởng trường mầm non xã Tiên Lục cho biết.

Người dân nơi đây không ai biết chính xác cây dã hương bao nhiêu tuổi, có từ bao giờ. Họ chỉ nhớ từ khi sinh ra đã thấy một cây dã hương có thân to, bóng lớn, người dân thôn Giữa thường gọi là cây nghìn tuổi. Với diện tích tỏa bóng mát rộng lớn, khoảng không gian dưới bóng cây là nơi để người dân ngồi nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nắng nóng, khi đi làm đồng, là chỗ vui chơi của nhiều trẻ em, cụ già trong làng.

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 1

19 em nhỏ của trường mầm non xã Tiên Lục mới ôm hết cây dã hương

Ông Nguyễn Văn Xuân người dân thôn Giữa chia sẻ, mùa hè nắng nóng, mọi người quanh xóm thường ra cây dã hương ngồi hóng mát. Người lớn thì kể chuyện cuộc sống, công việc đồng áng. Thanh niên cùng nhau lên đây ngồi hóng mát đùa vui, đôi khi hẹn hò. Học sinh ngồi nghỉ ngơi, một số cháu ngồi học dưới cây nghìn tuổi.  Trẻ em chơi trò chơi trốn tìm quanh gốc cây.

Hằng năm, khi cây dạ hương nở hoa, hương thơm tỏa cả một vùng. Mùi hương của cây dã thoang thoảng rất tốt cho sức khỏe, ông Xuân cho biết thêm.

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 2
Cây dã hương uy nghi, cổ kính trên một khoảng đất rộng 

Cây dã là cây cổ thụ đã gắn bó, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây. Mọi người không ai dám xâm phạm đến cây, chỉ đến gốc cây hóng mát, bà Chu Thị Thơm chia sẻ.

Ông Trần Văn Tuấn, cán bộ văn hóa xã Tiên Lục cho biết, cây dã hương được Bộ văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1989. Từ đó đến nay, nhiều đoàn du khách tìm về nơi đây để chiêm ngưỡng cũng như tham quan cây dã. Khách đến đông nhất vào tháng 4 hàng năm, lúc này cây dã nở hoa rất đẹp.

Trải qua hàng nghìn năm, cây dã vẫn vững chãi nhưng thân chính đã bị mục, rỗng bên trong. Do vậy, năm 2008 tỉnh đã thực hiện xây dựng 3 cột chống ba cành to và cao của cây dã hương để tránh gãy đổ.

Hiện nay, cây dã hương phát triển khá tốt, cành lá xum xuê. Những cành lớn có khả năng gãy đổ đã được chống bằng các cột bê tông, cây vẫn được diệt mối hàng năm, phun thuốc trừ sâu để bảo vệ lá.

Chiêm ngưỡng cây dã hương nghìn tuổi qua một số hình ảnh mà phóng viên ghi lại:

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 3

Cây dã hương nghìn tuổi tại xã Lục Tiên, huyện Lạng Giang, Bắc Giang

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 4

 
Cây được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1989

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 5

 

 Cây dã hương lá xanh tốt xum xuê

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 6

 
Vỏ cây sần sùi, bạc, một số chỗ rêu xanh thể hiện sự già nua

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 7

 
Cột chống bằng bê tông tránh cành cây dã hương bị gãy, đổ.

Chiêm ngưỡng cây dã hương 18 người ôm không xuể - 8

 
Người dân thôn Giữa thường xuyên ngồi hóng mát dưới bóng cây dã hương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Chiêm – Công Phương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN