Chiêm ngưỡng cây đa di sản ở vùng đất thiêng Lam Kinh

Sự kiện: 24h vạn dặm

Khi về vùng đất thiêng Lam Kinh (Thanh Hóa), du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp cây đa cổ thụ mà còn nghe những câu chuyện bí về cây đa – thị nơi đây.

Khu di tích Lam Kinh nằm tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) với bạt ngàn cây cổ thụ, lăng tẩm, sân rồng nguy nga tráng lệ, ghi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của hoàng đế Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Khu di tích Lam Kinh nằm tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) với bạt ngàn cây cổ thụ, lăng tẩm, sân rồng nguy nga tráng lệ, ghi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của hoàng đế Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Chiêm ngưỡng cây đa di sản ở vùng đất thiêng Lam Kinh - 2

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng ban quản lý khu di tích Lam Kinh dẫn chúng tôi qua cây cầu kiều bắc qua sông Ngọc vào chính điện. 1 cây đa sừng sững, đứng ở một góc sân Rồng của Chính điện.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng ban quản lý khu di tích Lam Kinh dẫn chúng tôi qua cây cầu kiều bắc qua sông Ngọc vào chính điện. 1 cây đa sừng sững, đứng ở một góc sân Rồng của Chính điện.

Theo quan sát của PV, cây đa cao chừng 30 mét, cành tán tỏa rộng, bộ rễ gân guốc, vằn vện những hình thù kỳ dị.

Theo quan sát của PV, cây đa cao chừng 30 mét, cành tán tỏa rộng, bộ rễ gân guốc, vằn vện những hình thù kỳ dị.

Theo ông Sỹ, “cụ” đa này có tuổi đời trên 300 năm, là một trong những "nhân chứng" sống lâu nhất của lịch sử hảo hùng ở vùng đất Lam Kinh. Cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam vòa năm 2013.

Theo ông Sỹ, “cụ” đa này có tuổi đời trên 300 năm, là một trong những "nhân chứng" sống lâu nhất của lịch sử hảo hùng ở vùng đất Lam Kinh. Cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam vòa năm 2013.

Trưởng ban quản lý di tích cho biết, các cụ xưa sinh sống ở vùng đất này kể lại rằng, người dân nơi đây thường gọi là cây “đa - thị” bởi một gốc hai cây, cây thị có trước. Mùa hè quả thị chín, theo gió đưa hương thơm ngát một vùng, chim chóc thường kéo nhau về ăn quả, làm tổ. Quá trình chim đến ăn quả thị đã vô tình làm rơi hạt đa xuống đất và mọc thành cây.

Trưởng ban quản lý di tích cho biết, các cụ xưa sinh sống ở vùng đất này kể lại rằng, người dân nơi đây thường gọi là cây “đa - thị” bởi một gốc hai cây, cây thị có trước. Mùa hè quả thị chín, theo gió đưa hương thơm ngát một vùng, chim chóc thường kéo nhau về ăn quả, làm tổ. Quá trình chim đến ăn quả thị đã vô tình làm rơi hạt đa xuống đất và mọc thành cây.

Theo thời gian, cây đa phát triển nhanh, ôm trọn cây thị trong lòng, từ đó hai cây cộng sinh, một gốc nhưng hai ngọn, gốc là gốc đa nhưng ngọn là đa - thị. Đến mùa thị cho quả thị, đến màu đa cho quả đa nên nhân dân trong vùng gọi là cây “đa - thị”.

Theo thời gian, cây đa phát triển nhanh, ôm trọn cây thị trong lòng, từ đó hai cây cộng sinh, một gốc nhưng hai ngọn, gốc là gốc đa nhưng ngọn là đa - thị. Đến mùa thị cho quả thị, đến màu đa cho quả đa nên nhân dân trong vùng gọi là cây “đa - thị”.

Nhưng hiện tại du khách đến Lam Kinh không thể nhìn thấy cây thị đâu vì năm 2007, cây thị có dấu hiệu héo úa và chết vào cuối năm đó. Nguyên nhân chết do cây đa ôm chặt quá, hút hết chất dinh dưỡng của cây thị, giờ chỉ còn mỗi cây đa sống một mình nơi đây, ông Sỹ cho hay.

Nhưng hiện tại du khách đến Lam Kinh không thể nhìn thấy cây thị đâu vì năm 2007, cây thị có dấu hiệu héo úa và chết vào cuối năm đó. Nguyên nhân chết do cây đa ôm chặt quá, hút hết chất dinh dưỡng của cây thị, giờ chỉ còn mỗi cây đa sống một mình nơi đây, ông Sỹ cho hay.

Chiêm ngưỡng cây đa di sản ở vùng đất thiêng Lam Kinh - 9

Cây thị chết đã lâu nhưng hiện du khách đến thăm di tích Lam Kinh không khỏi ngạc nhiên bởi dưới gốc cây đa lại mọc lên một cây thị nhỏ. Sau 15 năm, nhánh cây thị lại mọc ở thân cây đa, trong khi một phần thân cây thị chết khô nằm trong thân cây đa.

Cây thị chết đã lâu nhưng hiện du khách đến thăm di tích Lam Kinh không khỏi ngạc nhiên bởi dưới gốc cây đa lại mọc lên một cây thị nhỏ. Sau 15 năm, nhánh cây thị lại mọc ở thân cây đa, trong khi một phần thân cây thị chết khô nằm trong thân cây đa.

Theo quan sát của PV, gốc đa to đến 6-7 người ôm không hết, cành lớn vươn tới cổng Ngọ Môn. Điều đặc biệt là bộ rễ phụ của cây đa không vươn xa như nhiều cây đa nhiều gốc khác.

Theo quan sát của PV, gốc đa to đến 6-7 người ôm không hết, cành lớn vươn tới cổng Ngọ Môn. Điều đặc biệt là bộ rễ phụ của cây đa không vươn xa như nhiều cây đa nhiều gốc khác.

“Nhiều du khách, nhà thơ về đây ngắm cây đã làm một số bài thơ về cây đa – thị và họ nhận định đây là một trong những cây đa đẹp nhất Việt Nam”, ông Sỹ chia sẻ.

“Nhiều du khách, nhà thơ về đây ngắm cây đã làm một số bài thơ về cây đa – thị và họ nhận định đây là một trong những cây đa đẹp nhất Việt Nam”, ông Sỹ chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Ánh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN