Chiêm ngưỡng ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng
Nhằm phục vụ cho nhu cầu năm Giáp Thìn đang cận kề, nhiều xưởng gốm tại làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã cho ra đời sản phẩm ấn Rồng bằng gốm dát vàng. Ngày 7/1, chúng tôi đã có dịp tận mắt sản phẩm độc đáo này của làng Bát Tràng được tạo ra từ đôi tay tài hoa của những người thợ gốm tài hoa nơi đây.
Nằm sâu trong làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), khu xưởng nhỏ của ông Phạm Việt Khoa những ngày đầu năm 2024 đang hoạt động liên tục. Sinh ra và lớn lên tại Bát Tràng, ông Phạm Việt Khoa đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm gốm sứ. Khu xưởng của ông Khoa hiện có 4 nhân công nhiều lúc phải làm tăng ca từ sáng tới đêm để đáp ứng đơn hàng.
Lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam, các nghệ nhân tại làng Bát Tràng đã phóng tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo để phục vụ cho nhu cầu năm Giáp Thìn đang cận kề.
Được biết, sản phẩm này được lấy cảm hứng từ ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - một bảo vật vô giá của Việt Nam - và tạo hình dựa lấy cảm hứng từ rồng thời Lê đang được ngự tại Điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long.
Muốn chế tạo một chiếc ấn hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn. Người thợ phải tạo hình từ đất sét, đây là một khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận khi từng nét chạm khắc đều cần chuẩn xác. Sau đó chiếc ấn sẽ được đem đi nung. Sau khi ra khỏi lò nung sẽ đi tới công đoạn được chờ đợi nhất là vẽ vàng. Người thợ thủ công sẽ sử dụng vàng pha dạng lỏng đi từng đường nét trên sản phẩm rồng, sau đó sẽ tiếp tục nung từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ nữa để có được độ nổi bật, sang trọng.
Những ngày này, ông Phạm Việt Khoa cùng những người thợ làm gốm đang tất bật hoàn thiện những sản phẩm có biểu tượng linh vật rồng theo đơn hàng của một cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu khách tiêu dùng dịp Tết Nhâm Thìn 2024 sắp tới.
Sinh ra và lớn lên tại Bát Tràng, ông Phạm Việt Khoa đã có gần 40 năm gắn bó với nghề làm gốm sứ. Khu xưởng của ông Khoa hiện có 4 nhân công nhiều lúc phải làm tăng ca từ sáng tới đêm để đáp ứng đơn hàng.
Ông Phạm Việt Khoa, chia sẻ: "Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời vua Minh Mạng". Để tạo ra một sản phẩm ấn rồng bằng gốm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn. Khâu đầu tiên là tạo hình sản phẩm từ đất sét, đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người thợ.
Chị Đào Yến đã có hơn 10 năm làm nghề tại Bát Tràng. Chị đảm nhiệm việc đắp các chi tiết nhỏ cho sản phẩm như râu, vây lưng... Theo chị Yến cho biết, thời gian này, chị và mọi người trong xưởng phải làm việc liên tục để đáp ứng đơn hàng.
Sau khi được hoàn thiện cơ bản và được tráng men, sản phẩm "phôi" sẽ được nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.
Sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung sẽ đi tới công đoạn được chờ đợi nhất là vẽ vàng. Người thợ thủ công sẽ sử dụng vàng pha dạng lỏng đi từng đường nét trên sản phẩm rồng, sau đó sẽ tiếp tục nung từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ nữa để có được độ nổi bật, sang trọng.
Anh Mạc Triều Dương, một thợ thủ công cho biết mỗi sản phẩm rồng sẽ được vẽ hoàn thiện trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Mỗi ngày một thợ thủ công có thể hoàn thiện được 5-6 sản phẩm. Người thợ sẽ dùng dung dịch chứa vàng 24K để trang trí cho sản phẩm. Sau đó, những chiếc ấn sẽ tiếp tục được mang đi nung lần 2 ở nhiệt độ phù hợp trong khoảng 6-8 tiếng để tạo nên lớp mạ vàng sang trọng.
Một sản phẩm ấn Rồng hoàn thiện. Trên 3 mặt sản phẩm có 3 chữ An-Thuận-Phát, mặt còn lại được điêu khắc cảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự lột xác, vượt trội, chuyển sang một giai đoạn mới.
Những chiếc ấn được đặt tên là Kỳ Linh Giáp Thìn 2024 và nằm trong một bộ sưu tập sản phẩm mang tên "Dấu ấn rồng thiêng". Đại diện doanh nghiệp đặt hàng sản phẩm này cho biết, bộ sưu tập trên mang ý nghĩa như một dấu mốc đánh dấu cho một thời kỳ mới, bước sang một giai đoạn thịnh vượng mới.
Trải qua 200 năm thăng trầm làng nghề làm lư đồng An Hội vẫn giữ được nét đặc trưng, sự tinh tế, thẩm mỹ qua từng đường chạm khắc trên lư.
Nguồn: [Link nguồn]