Chiếc xe cứu hoả cổ ở TP.HCM hoạt động thế nào?
Xe cứu hoả, hiện vật độc đáo ở Chợ Lớn từng dùng làm phương tiện chữa cháy vào cuối thể kỷ 19 được trưng bày tại TP.HCM.
Bảo tàng TP.HCM (quận 1, TP.HCM) là nơi lưu trữ nhiều hiện vật quý giá phản ánh rõ về cuộc sống, sản xuất, văn hoá của cư dân Sài Gòn xưa qua các thời kỳ. Nằm tại cửa hành lang bảo tàng có một hiện vật rất độc đáo, đó là chiếc xe cứu hoả hơn 100 năm tuổi.
Xe cứu hoả này từng được Nghĩa Nhuận hội quán ở Chợ Lớn (quận 5, TP.HCM) dùng làm phương tiện chữa cháy vào cuối thế kỷ 19.
Xe cứu hoả cổ này được thiết kế 2 tầng, cao 1,4m, dài 1,2m, rộng 50cm, bộ khung được làm bằng sắt, phần vỏ bằng gỗ và sơn màu đỏ.
Bốn bánh xe đều được làm bằng sắt đặc chịu lực.
Ống xả nước nằm ở phần dưới thùng xe. Cả hai ông tiếp và xả nước đều có ren để lắp chắc chắn các ống dẫn nước rời. Trong khi đầu đường ống tiếp nước từ vòi bên ngoài được bố trí trên nóc xe. Hai đầu trước và sau xe đều có tay kéo và xe chỉ có thể di chuyển bằng cách thủ công khi tiếp cận đám cháy.
Tầng trên xe bố trí đòn bẩy bằng tay hai bên cho 2-3 người mỗi bên phối hợp để tạo lực hút, bơm nước qua các pít-tông trong bể chứa nước.
Tầng dưới của xe có 2 khoang, một khoang lớn dùng để chứa nước, khoang còn lại để các dụng cụ cứu hoả. Hệ thống các pít-tông trong khoang lớn của xe dùng để bơm nước lên vòi phun theo nhịp đòn bẩy của người tham gia chữa cháy.
Đây được xem là phương tiện chữa cháy cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn xưa. Tuy nhiên, những chiếc xe cứu hoả nhỏ và có thiết kế đơn giản, hoạt động thủ công như thế này chỉ có khả năng dập tắt được những đám cháy nhỏ vào thời điểm đó.
Nguồn: [Link nguồn]