Chê trách người khác thô bạo: Biểu hiện tâm thần?

Sự kiện: Bệnh thần kinh

“Chê trách người khác cũng là bất bình thường. Hơn nữa, chê trách người khác thô bạo cũng là biểu hiện tâm thần”.

Ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết bên lề buổi họp báo nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) do Hội sức khỏe tâm thần Việt Nam tổ chức chiều 3/10.

Chê trách người khác thô bạo: Biểu hiện tâm thần? - 1

Chê trách người khác thô bạo cũng là hành động bất bình thường. (Ảnh minh họa)

Theo ông Cương, người bình thường trong suốt cuộc đời có ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần. Những triệu chứng này làm tổn hại não bộ, tổn hại thần kinh, nó chỉ đạo con người. Nếu bộ não chỉ đạo sai, hành vi sai dẫn đến phạm tội thậm chí cướp của giết người.

“Chê trách người khác cũng là bất bình thường. Hơn nữa, chê trách người khác thô bạo cũng là biểu hiện tâm thần. Nếu là người bình thường chỉ nhận định chứ không chê trách. Nếu ai đó bị chê sẽ ác cảm.. Như vậy bản thân họ sẽ nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng thần kinh, phản ứng với người kia”, ông Cương nói.

Người bị rối loạn tâm thần bị tổn thương nếu bị tổn thương về tâm lý, việc chữa trị tâm lý rất hiệu quả và tiên tiến.

Cũng tại buổi họp báo, Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội công bố, tỷ lệ người trưởng thành nghiện rượu chiếm 3% dân số, trong đó 10% số lượng người nghiện rượu bị rối loạn tâm thần.

Theo ông Tình, loạn thần do rượu bia là vấn đề rất nóng cùng với loạn thần do sử dụng ma túy đá. Ở Việt Nam, 80% rượu là do người dân tự nấu, những rượu này chưa loại bỏ được một số chất độc vì vậy gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gan.

“Số lượng bệnh nhân tâm thần gia tăng hàng năm, trong đó nguyên nhân do sử dụng bia, rượu”, ông Tình nói.

Ông Tình cũng cho biết, trước đây 70% người tâm thần trước khi đến bệnh viện đều đi cúng bái trước đó, và đa phần đều đến muộn sau hai năm mắc bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tâm thần phân liệt là một trong những nguyên nhân tàn phế hàng đầu thế giới. So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15-20 năm.

Tại Việt Nam ước tính có hơn 250 nghìn người mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người này chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh thần kinh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN