Cháy do chập điện, chữa cháy bằng cách nào để an toàn, hiệu quả?
Hệ thống đường điện không đảm bảo là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ. Khi có sự cố xảy ra, cần trang bị những kỹ năng cơ bản gì? Sử dụng biện pháp gì để chữa cháy an toàn, hiệu quả?
Nguyên nhân bị chập cháy điện
Chập điện là gì?
Chập điện là sự tiếp xúc giữa hai dây dẫn điện cung cấp cho mạch điện dẫn đến điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột. Lúc này, dây dẫn sinh ra lửa điện và hủy hoại thiết bị điện. Chập điện xảy ra ở cả dòng điện 1 chiều hoặc nguồn điện xoay chiều.
Chập cháy điện là một trong những mối nguy hiểm lớn tới tính mạng con người cũng như tài sản gia đình bởi nó có thể kéo theo hỏa hoạn. Có không ít những hậu quả thương tâm do chập cháy điện xảy ra hàng ngày.
Nguyên nhân chập cháy điện
- Điện quá tải: Việc sử dụng điện quá tải sẽ dẫn tới lượng điện tiêu thụ lớn. Khi lượng điện đó tiêu thụ lớn hơn định mức của phần dây dẫn sẽ làm dẫn tới hiện tượng quá tải.
- Chập nguồn điện: Đó là hiện tượng các pha chập vào nhau làm cường độ dòng điện tăng lên nhanh chóng. Khi đó sẽ làm phát sinh tia lửa điện làm cháy nổ...
- Mối nối hỏng: Khi mối nối không tốt sẽ làm dây điện cản trở và làm cho điểm nối cháy nóng. Khi đó tại mối nối sẽ phát sinh tia lửa điện.
- Cháy do hồ quang điện, tĩnh điện, sét.
- Cháy do sự truyền nhiệt của các vật dụng tiêu thụ điện năng. Khi một thiết bị tiêu thụ điện năng trong thời gian lớn sẽ làm lượng nhiệt tải ra lớn. Và nhiệt tỏa ra sẽ phụ thuộc vào thời gian, tính chất môi trường và công suất tiêu thụ. Nếu thiết bị điện không kiểm soát được điều này sẽ có thể dẫn tới hoạt động cháy nổ.
- Phích cắm cùng ổ cắm không tương thích: Ổ cắm và phích cắm không tương tích với nhau, nó quá lỏng hay quá chặt cũng có thể dẫn tới tình trạng bị hở điện và gây chập điện cục bộ.
Chập cháy điện là một trong những mối nguy hiểm lớn.
Khi xảy ra chập điện gây cháy cần làm gì?
Khi điện bị chập cháy không nên quá hoảng loạn, hãy cố gắng giữ cho tinh thần thật bình tĩnh để xử lý nhanh gọn và chính xác. Những công việc nên thực hiện là:
Nhanh chóng cúp cầu giao tổng, ngắt điện truyền tải cho ngôi nhà.
Sử dụng bình chữa cháy xách tay (bình chữa cháy dạng khí, dạng bột …) để dập lửa, hoặc sử dụng chăn, quần áo, rèm cửa… nhúng nước che phủ bao trùm toàn bộ diện tích thiết bị điện đang cháy (chú ý tuyệt đối không được sử dụng nước để dập cháy khi chưa cắt điện hoàn toàn).
Gọi điện cho nhân viên cứu hỏa đến hổ trợ dập tắt đám cháy.
Hô hoán lên cho mọi người trong gia đình hoặc những người xung quanh được biết.
Chữa cháy do chập điện bằng gì?
Bình chữa cháy khí CO2
Đây là loại bình có đặc điểm giúp làm loãng không khí ở đám cháy. Chính vì vậy nó chỉ được sử dụng ở trong nhà, không gian nhỏ. Và đối với các trường hợp cháy các thiết bị điện thì có thể dùng loại này.
Tuy nhiên dòng bình chữa cháy này dễ gây ngạt và sẽ không được sử dụng để chữa cháy ở trong khu vực phòng kín có người ở. Nếu nhỡ tay cầm vào bình sẽ dễ bị bỏng.
Bình chữa cháy dạng bột
Dạng bình này rất đa dạng và để chữa các dòng vật liệu cháy khác nhau. Nếu xảy ra cháy điện sẽ cần dùng bình chữa cháy có chữ E. Đó là ký hiệu của chữa cháy điện. tuy nhiên loại bình bột này khi dập tắt đám cháy thì sau đó nó có thể bùng phát lại. Chính vì vậy cần kiểm tra thật kỹ trước khi dùng.
Loại bình này được sử dụng phổ biến bởi nó không độc, hiệu quả cao, không dẫn điện và thao tác đơn giản. Tuy nhiên đa phần nó được dùng cho các trường hợp đám cháy nhỏ, mới phát sinh. Cần lưu ý, nếu cháy điện không nên sử dụng để phun vào các thiết bị điện tử bởi nó sẽ làm hư hại thiết bị.
Bình bọt foam chữa cháy
Bình bọt foam cũng được sử dụng để chữa cháy điện. Đây là loại bình được cấu tạo từ nước, không khí và phần bọt cô đặc. Sau đó tạo thành một dung dịch foam. Nó được sử dụng để có thể tạo ra phần bọt chữa cháy và dập tắt đám cháy. Tuy nhiên thông thường loại bình này được sử dụng cho trường hợp đám cháy lớn.
Chữa cháy điện nên sử dụng bình chữa cháy chuyên dụng.
Có dùng nước để chữa cháy do chập điện được không?
Chỉ dùng nước để chữa cháy điện khi đã tắt được nguồn điện tổng.
Nếu đám cháy xảy ra và xung quanh không có bất kỳ loại bình chữa cháy hoặc tấm chăn len nào, hãy sử dụng đến nước. Tuy nhiên, nước chỉ sử dụng nước trong điều kiện chắc chắn đã ngắt được toàn bộ hệ thống điện tổng.
Nếu không, bạn không chỉ có nguy cơ bị điện giật nguy hiểm, mà còn khiến cho đám cháy lan rộng khắp các khu vực có điện. Khi đã tắt được nguồn điện tổng, hãy phun thật nhiều nước vào chỗ đám cháy.
Cách phòng tránh chập điện gây cháy
Dây điện trần sử dụng ở ngoài có khoảng cách xa nhau khoảng 0.25m.
Các mối nối vào thiết bị cần chắc chắn, không hở và không chạm vào nhau, sử dụng băng dính để quấn kín. Nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và dây trung tính không được chồng lên nhau. Tuyệt đối không được sử dụng dây thép, đinh… để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
Khi lắp đặt cần chọn tiết diện dây dẫn cho phù hợp với dòng điện của phụ tải. Không sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
Kiểm tra nhiệt độ của thiết bị điện thường xuyên, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng bị quá tải thì cần phải khắc phục ngay.
Sử dụng cầu chì và sử dụng aptomat cho đường dây điện chính.
Chọn mua những thiết bị ổ cắm và phích cắm tương thích với nhau, có khả năng cách điện tốt.
Không nên để những thiết bị điện tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa… Tuyệt đối không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
Tuyệt đối không sử dụng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn để sưởi ấm. Các dụng cụ này cần để cách xa vật cách điện tối thiểu là 0.5m.
Bộ Công an hướng dẫn người dân cách thoát nạn khi có cháy ở chung cư, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người.
Nguồn: [Link nguồn]