Châu chấu tre lưng vàng xuất hiện ở Cao Bằng quy mô lớn, xem xét công bố dịch

Sự kiện: Tin ngắn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa thông tin, đàn châu chấu tre lưng vàng ở Lạng Sơn có quy mô nhỏ. Tại tỉnh Cao Bằng, quy mô lớn hơn gấp nhiều lần.

Châu chấu tre lưng vàng

Châu chấu tre lưng vàng

Thống kê sơ bộ cho thấy diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở Lạng Sơn khoảng 10ha.

Còn tại tỉnh Cao Bằng, châu chấu tre lưng vàng tấn công diện tích cây vầu khoảng 500ha.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, đơn vị đang chủ động phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng, để có các biện pháp phòng chống phù hợp.

Trước đó, UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã có báo cáo và khả năng tỉnh này sẽ công bố dịch. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không.

Cũng theo ông Nguyễn Quý Dương, về biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ.

Thời điểm này, châu chấu mới giai đoạn châu chấu non, chưa có cánh, nên hiệu quả phun phòng trừ rất tốt.

Nếu sang tháng 7, khi bộ cánh châu chấu hoàn thiện, tốc độ di chuyển của chúng nhanh hơn thì thiệt hại càng lớn, lúc đó việc phun thuốc bảo vệ thực vật không những giảm tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Châu chấu tre lưng vàng không những tấn công cây trồng mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân

Châu chấu tre lưng vàng không những tấn công cây trồng mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân

"Châu chấu tre lưng vàng là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn, di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng.

Hiện tượng châu chấu tre lưng vàng đang bùng phát vẫn là quy luật phát sinh gây hại hằng năm.

So với cùng kỳ các năm trước, diện tích nhiễm châu chấu hiện nay cao hơn năm 2023 và năm 2022 nhưng thấp hơn năm 2021 (trên 1.000ha) và thấp hơn nhiều so với năm 2016 (3.700ha)" - ông Bùi Xuân Phong, Trưởng Phòng bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết thêm.

Việc diệt trừ và ngăn chặn châu chấu tre lưng vàng cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật cấp tỉnh, huyện và phối hợp với chính quyền cấp xã, thôn bản, kiểm lâm, bộ đội biên phòng, người dân trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin ổ châu chấu non, diệt trừ càng sớm càng tốt.

Hàng vạn con châu chấu đã đậu kín tường rào, cây xanh gần cổng Trường tiểu học Thiện Hòa (xã Thiện Hòa, huyện Gia Bình, tỉnh Lạng Sơn).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN