Chàng Robinson 30 năm canh “mắt thần” biển Đông
30 năm ở Trường Sa, Nguyễn Văn Thu chỉ vỏn vẹn về phép ba lần ăn Tết cùng gia đình.
Tuổi 20 xông pha ngoài biển cả
Mở rộng mạng lưới hoa tiêu hàng hải, hơn một năm sau, ngọn hải đăng thứ hai ra đời ở đảo Song Tử Tây. Với kinh nghiệm sẵn có, anh Thu là một trong những người tiên phong được lãnh đạo biệt phái sang điều hành trạm 16 tháng. Trạm mới thiếu người, cũng như những lần trước, anh như chim đầu đàn quán xuyến mọi công việc, vừa hướng dẫn, động viên nhân viên mới quen với nghề thức đêm. Thao thức với đèn biển, lo toan, vất vả, trong thời gian ở trạm anh sút giảm 18 kg, chỉ còn cân nặng 47 kg, nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, lạc quan…
Anh luôn được lãnh đạo ngành Hàng hải giao những trọng trách quan trọng ở các trạm giữa biển Đông. Hầu như ngọn hải đăng nào ở quần đảo Trường Sa ra đời anh đều vinh dự xông đất đầu tiên, làm nhiệm vụ điều hành, chỉ dẫn cho anh em quen dần công việc rồi giao phó cho họ.
Chăm sóc “mắt biển”
Rời Đá Lát, anh Thu đến với vùng biển sóng gió An Bang. Như một cơ duyên khi tính đến bây giờ anh đã ba lần gắn bó với ngọn đèn hải đăng ở đây. Vị trí trấn giữ đèn hải đăng An Bang (7 độ 52’10” vĩ độ Bắc, 112 độ 54’10’’ kinh độ Đông) ở vùng biển phía Nam không kém phần quan trọng. Nó gần như “cây chữ thập” hướng dẫn tàu thuyền quốc tế đi ngang qua vùng biển Việt Nam. Hải đăng có năm cán bộ, nhân viên trạm càng thể hiện quyết tâm cao với trọng trách được giao, ứng trực 24/24h.
30 năm, ba lần về Tết
Cuộc đời lênh đênh sóng nước, hạnh phúc gia đình cũng thiệt thòi. Cưới vợ được 19 ngày anh Thu đã phải ra đảo làm nhiệm vụ. Sau này cả 2 đứa con trai chào đời anh không có điều kiện ở nhà chăm sóc vợ. Ở nhà, một tay người vợ trẻ BS sản khoa Lê Thị Tuyết đảm đang nuôi nấng, dạy dỗ con cái.