Cây cảnh... lãnh đủ: Ma trận bonsai

Sự kiện: Cây cảnh hoa cảnh

Vào thời điểm này, nhiều mặt hàng bắt đầu sôi động, đặc biệt là hoa, cây cảnh phục vụ người dân chơi Tết. Đây là thời cơ để nhiều đối tượng đưa ra những cây cảnh giả hay còn gọi là “cây online”, “cây 502”.

Lừa đảo

Khi công nghệ phát triển, người dân chỉ cần chiếc điện thoại vào google nhập từ khóa, nhấn tìm kiếm là hiện ra hàng triệu kết quả, và có nhiều lựa chọn khác nhau. Những hình ảnh về cây cảnh đẹp long lanh hiển thị trên màn hình điện thoại và giá cả cũng phải chăng. Khách hàng giao dịch khá thuận tiện, chỉ cần để lại địa chỉ, số điện thoại, lập tức nhận được hồi âm.Hình thức giao dịch khá nhanh, nếu đồng ý lựa chọn 1 cây nào đó, khách hàng chờ ít phút sẽ có người chuyển tới tận nơi.

Nhiệm vụ của khách hàng là trả tiền chuyển khoản hoặc trả cho người vận chuyển (shiper).

Chúng tôi dạo quanh một số trang mạng xã hội facebook (FB) chuyên buôn bán kinh doanh cây cảnh, cây hoa hải đường được rao bán với giá từ 360 nghìn đến 400 nghìn đồng/cây, kèm theo đó là miễn phí ship nội thành Hà Nội. Trên trang quảng cáo “cam kết giao hàng xong mới nhận tiền”, chúng tôi đặt mua 1 cây. Quả là việc giao dịch rất nhanh. Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã nhận được điện thoại từ shiper giao hàng.

Người đàn ông đang cấy ghép cây bưởi tại Văn Lâm, Hưng Yên. Ảnh: MĐ

Người đàn ông đang cấy ghép cây bưởi tại Văn Lâm, Hưng Yên. Ảnh: MĐ

Trước mắt chúng tôi là cây hải đường khá đẹp, hoa mọc dày đặc và mắt thường khó có thể phân biệt thật, giả. Nhận hàng xong, rút 1 hoa ra, mới tá hỏa hoa thật nhưng được cắm tăm gắn keo 502.

Khi chúng tôi đề nghị trả lại cây vì không đúng như những lời rao bán trên mạng lúc đó shiper cho biết, chỉ là người vận chuyển, có số điện thoại, địa chỉ rõ ràng là nhận đơn. Shiper giải thích, người ta gửi cây nói để thuận tiện shiper ứng tiền trước và sẽ nhận lại tiền từ khách sau khi giao hàng.Vậy là câu chuyện giữa shiper và người mua cây đi vào ngõ cụt.

Ma trận

Từ kinh nghiệm cây hoa hải đường, chúng tôi lượn 1 vòng xuống thực địa trồng cây cảnh ở Văn Lâm, Hưng Yên. Khu vực này được người dân Hà Nội gọi là thủ phủ của cây bonsai.

Không còn là những cây cảnh rẻ tiền, ở đây những cây vài chục triệu đến cả trăm triệu cũng bị làm giả. Điển hình như những cây bưởi có giá thấp nhất từ 5 triệu đồng/cây, có cây 100 triệu đồng. Để có thế đẹp, quả đẹp, người ta sẽ làm giả phù phép cài cắm thêm quả. Những cây dăm ba quả, sau khi bằng keo 502, quả sẽ mọc từ gốc tới ngọn. Việc “phẫu thuật thẩm mỹ” khá tinh xảo, không chỉ cắm tăm gắn keo, người ta tìm những cành có kích thước vừa vặn và dùng biện pháp cấy ghép rồi gắn keo, khiến mắt thường khó phân biệt.

Để tránh bị tiền mất tật mang khi sắm cây cảnh chơi tết, chúng tôi đã tìm đến kiến trúc sư (KTS) Phạm Văn Hoàn, biệt danh là Hoàn KTS.

Trò chuyện với Tiền Phong, Hoàn KTS cho rằng, dù làm KTS nhưng lại có duyên với bonsai. Mấy năm nay, Hoàn KTS nổi danh với nhiều siêu phẩm độc đáo gây “chấn động” thị trường cây tết cả nước.

Hoàn KTS cho rằng, để có được tác phẩm bonsai, người trồng phải có thời gian, phông văn hoá nhất định, kỳ công chăm bẵm…Còn trên thị trường hiện nay người ta có thể cho ra tác phẩm bonsai với thời gian chóng vánh, đó chỉ có cây cấy ghép, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, thậm chí dùng cả keo 502 để gắn, dăm ba bữa là tan.

Hoàn KTS cho rằng, rất khó phân biệt bởi người tạo ra cây giả hay quả gắn keo 502 thì họ làm rất tinh vi, giống y như thật. Đối với cây, lựa chọn những cây xanh về lá, đẹp về quả và đặc biệt là cần có lộc non. Điều đó minh chứng là cây thật và phát triển mạnh mới được như vậy. Điển hình như người chơi cây táo tàu cảnh ngày tết.

Thông thường quả táo sẽ có cuống quả. Quan sát kỹ, nếu quả nào không có cuống mà vẫn treo trên cây, hẳn quả đó là giả. Đối với quả bưởi họ sẽ gắn keo 502 vào cuống quả và có trộn thêm cát hay mùn cưa để tạo sự kết dính. Đó là 1 trong những chiêu lừa đảo ở thị trường hay chợ ngày tết. Cách tốt nhất khách hàng nên đến trực tiếp vườn để lựa chọn, bởi người bán tại vườn uy tín luôn đặt lên hàng đầu, Hoàn nói.

Trò chuyện với Tiền Phong, Hoàn KTS, người sinh ra và lớn lên trên đất Văn Giang (Hưng Yên) - cái nôi của hoa, cây cảnh miền Bắc cho rằng, cây cảnh bắt nguồn từ cây quất. Ngày xưa ông cha trồng rất nhiều và duy trì đến tận hôm nay. Hiện bà con dân làng ở Văn Giang vẫn trồng nhiều để phục vụ nhu cầu của thị trường và người dân chơi tết.

Tập quán của người dân Việt, từ khi chơi quất thì bắt đầu hình thành những loại cây khác cũng chơi vào ngày tết như cây chanh, bưởi… Đối với cây cảnh nói chung thì cây cảnh ngày tết rất đặc biệt vì chỉ đẹp nhất vào dịp tết đến xuân về.

Đối với bonsai, mỗi người một quan điểm, gu thẩm mỹ riêng nhưng vẫn dựa theo yếu tố là cây nhỏ gọn và bé về kích thước như, quất, đào, mai, trà... thậm chí có cả ớt bonsai, tiếp đó là yếu tố tuổi đời, kiểu dáng… Cây cảnh có thể ghép thêm tiểu cảnh non bộ như đá, tượng hay tạo dòng sông suối thu nhỏ nhằm tôn thêm giá trị, kiểu dáng của cây.

Để có được những sản phẩm độc đáo phục vụ khách hàng, Hoàn KTS phải nghiên cứu, sáng tạo cây trong một thời gian khá dài.

Hoàn KTS tiết lộ: Tuyệt phẩm cây chưng tết năm nay của tôi là tác phẩm được kết hợp giữa 3 cây bưởi đặt trên chậu bon sai đặc biệt, phối thành tác phẩm có tên “Long vân mừng vũ hội”.

Dù điều kiện kinh tế năm nay khó khăn hơn mọi năm, nhưng vào dịp tết đến, xuân về, người dân vẫn trang trí nhà cửa, cơ quan mừng đón xuân mới. Trong đó, nhiều khách có điều kiện vẫn mua, chơi cây cảnh giá khủng.

Năm nay thị trường cây cảnh tết không có nhiều chủng loại cây mới lạ. Khách hàng chơi quất bonsai mini loại nhỏ thì năm nay có quá nhiều lựa chọn vì nhà vườn bắt theo xu hướng trồng cây trên con trâu nhỏ xinh.  Đặc biệt trâu cõng quất năm nay lên ngôi vì năm nay là năm trâu vàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Ám ảnh lan đột biến

Chơi lan là một thú vui tao nhã, nhẹ nhàng, quý phái, tuy nhiên không ít kẻ đã trục lợi từ thú chơi này. Đáng nói, từ đa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức ([Tên nguồn])
Cây cảnh hoa cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN