Cảnh sát làm “bà đỡ”: “Tôi không dám đỡ đẻ cho vợ”
Đỡ đẻ giúp sản phụ sinh em bé an toàn giữa trời mưa giông nhưng thiếu úy cảnh sát lại không tự tin đỡ đẻ cho vợ.
Thượng sĩ Tùng và thiếu úy Tiệp hạnh phúc khi giúp cháu bé con trai chị Phương (ngoài cùng bên trái) chào đời an toàn.
Hai cảnh sát hay xấu hổ
Sau khi nghe câu chuyện xúc động về hành động giúp chị Hoàng Thị Phương (ở xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đẻ ven đường của hai cảnh sát Công an huyện Quốc Oai (Hà Nội) vào rạng sáng 22.6.2015, nhiều cơ quan báo chí đã liên hệ với gia đình chị Phương và hai cảnh sát để dựng lại ca đỡ đẻ “vô tiền khoáng hậu” này.
“Công an Thủ đô có rất nhiều gương làm việc tốt nhưng chuyện hai chiến sĩ cảnh sát hình sự nam đỡ đẻ giúp sản phụ “mẹ tròn, con vuông” thì thực sực rất đặc biệt và khiến những phóng viên như tôi tò mò.
Khoảng một tháng sau khi chị Phương sinh em bé, chúng tôi đã về Quốc Oai nhờ “ê-kíp” đỡ đẻ và sản phụ diễn lại ca đỡ đẻ để ghi hình lại câu chuyện xúc động này”, nhà báo Chu Hương (báo An ninh thủ đô) chia sẻ.
Nhà báo Chu Hương cho biết, quá trình ghi hình, chị và đoàn quay phim của báo khá bất ngờ khi “ê kíp” đỡ đẻ và chị Phương nhiệt tình diễn xuất.
“Khi chúng tôi hỏi thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp và thượng sĩ Đoàn Thanh Tùng (hiện đã chuyển về Công an huyện Đan Phượng, Hà Nội) về diễn biến cuộc đỡ đẻ để chuẩn bị cảnh quay thì gương mặt của hai chiến sĩ cảnh sát ửng hồng.
Lúc đó, Tùng và Tiệp vẫn là thanh niên chưa vợ, chưa con nên có lẽ khi nghe tôi hỏi đến chuyện sinh đẻ họ có chút ngại ngùng. Tôi phải pha trò để Tiệp và Tùng có thể chia sẻ thoải mái hơn.
Sau đó, hai chiến sĩ cảnh sát chia sẻ rất cởi mở tới từng chi tiết nhỏ như việc chị Xuân (chị dâu chị Phương – PV) đỡ lưng sản phụ Phương, Tùng cầm đèn pin soi để Tiệp ngồi đỡ cháu bé ra. Ấn tượng nhất là cách thiếu úy Tiệp động viên chị Phương đừng la hét cố gắng thở đều để lấy sức rặn y như nữ hộ sinh vậy.
Lời kể của chiến sĩ cảnh sát làm tôi có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến ca đỡ đẻ, quả thực rất thú vị và hồi hộp.
Lúc đó tôi còn trêu Tiệp với Tùng, các cậu sau này đỡ đẻ cho chị nhé. Nghe tôi tếu táo, hai chiến sĩ cảnh sát lại đỏ mặt xua tay bảo chị đừng trêu em nữa”, nhà báo Chu Hương kể lại.
Diễn khó hơn làm thật
Chia sẻ với thêm về buổi ghi hình, Nhà báo Chu Hương nhớ lại, suốt quá trình ghi hình, chị ấn tượng chị nhớ nhất đó là thời điểm quay cảnh hai chiến sĩ cảnh sát diễn lại cảnh đỡ đẻ. Để tạo tiếng hiện trường gió rít, ê-kíp phải mang cả quạt tích điện ra giữa cánh đồng.
Nhà báo Chu Hương (đội mũ) cùng ê-kip thực hiện phóng sự cảnh sát đỡ đẻ.
Tuy nhiên, điều khiến đạo diễn “đau đầu” nhất là hướng dẫn làm sao cho hai chiến sĩ cảnh sát và chị Phương, chị Xuân diễn tả được sắc thái gương mặt lo lắng, hồi hộp… như khi đang đỡ đẻ thực.
“Vốn là lính hình sự quanh năm giáp mặt với tội phạm nên khi làm diễn viên hai chiến sĩ cảnh sát có vẻ luống cuống làm đạo diễn phải bắt diễn đi diễn lại nhiều lần.
Cứ ngỡ những diễn viên nghiệp dư này sẽ mau chán nản, mất kiên nhẫn nhưng không ngờ họ còn hào hứng hơn và vào vai rất “nuột””, nhà báo Chu Hương kể lại.
Thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp cũng thừa nhận, làm diễn viên không hề đơn giản chút nào. “Lúc đỡ đẻ mình cứ thế làm theo bản năng, còn khi diễn lại thì rất luống cuống, khó nhất là diễn lại trạng thái gương mặt làm sao để thể hiện mình đang lo lắng khi đỡ đẻ”, thiếu úy Tiệp nhớ lại.
Thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp chia sẻ thêm, hơn 2 năm kể từ ngày trở thành “bà đỡ” bất đắc dĩ, cuộc sống của anh và thượng sĩ Tùng đã có nhiều thay đổi. Cả hai đã lập gia đình, cách đây 4 tháng thiếu úy Tiệp cũng đã “lên chức” bố trẻ.
“Vợ mình may mắn đẻ đúng ngày bác sĩ dự sinh, bệnh viện cũng gần nhà chuyển dạ là chuyển sang sinh luôn. Nếu rơi vào cảnh đẻ dọc đường như chị Phương thì mình cũng không dám đỡ đẻ cho vợ đâu”, thiếu úy Tiệp chia sẻ.
“Nghe chị Phương nói cho mình đẻ luôn, tôi bối rối không biết làm thế nào. Trong tình thế cấp bách, tôi cứ làm theo bản...