Cảnh người dân luồn lách, cúi đầu bên rào chắn metro sắp tháo dỡ ở trung tâm Sài Gòn

Sự kiện: Tin nóng

Sắp tới, nhiều hộ dân sẽ có mặt tiền buôn bán thuận lợi, người dân sẽ không phải cúi đầu đi lại khó khăn khi mặt đường Lê Lợi (quận 1) được hoàn trả sau gần 5 năm rào kín để thi công metro.

Ban Quản lý Dự án Đường sắt đô thị TP.HCM vừa cho biết trong quý 3/2021 mặt bằng đường Lê Lợi, quận 1 sẽ được tái lập sau gần 5 năm rào kín để xây dựng tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Ban Quản lý Dự án Đường sắt đô thị TP.HCM vừa cho biết trong quý 3/2021 mặt bằng đường Lê Lợi, quận 1 sẽ được tái lập sau gần 5 năm rào kín để xây dựng tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Gói thầu CP 1a từ ga Bến Thành (phía trước chợ Bến Thành) và đoạn metro đi ngầm từ nhà ga này đến ga Nhà hát Thành phố đến nay đã hoàn thành 84,9% khối lượng. Trong ảnh, mặt đường Lê Lợi từ công viên Quách Thị Trang đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đây là đoạn sắp tới nhà thầu sẽ bắt đầu lấp đất tái lập mặt đường.

Gói thầu CP 1a từ ga Bến Thành (phía trước chợ Bến Thành) và đoạn metro đi ngầm từ nhà ga này đến ga Nhà hát Thành phố đến nay đã hoàn thành 84,9% khối lượng. Trong ảnh, mặt đường Lê Lợi từ công viên Quách Thị Trang đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đây là đoạn sắp tới nhà thầu sẽ bắt đầu lấp đất tái lập mặt đường.

Tiếp đến sẽ lấp đất đoạn còn lại từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đầu ga Nhà hát Thành phố. Đoạn đi ngầm này đang được đơn vị thi công tập trung nhân lực và máy móc thi công khẩn trương.

Tiếp đến sẽ lấp đất đoạn còn lại từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đầu ga Nhà hát Thành phố. Đoạn đi ngầm này đang được đơn vị thi công tập trung nhân lực và máy móc thi công khẩn trương.

Theo quan sát hiện trạng, một phần mặt đất ga Nhà hát Thành phố đoạn bên phố đi bộ Nguyễn Huệ đang được tái lập mặt bằng. Trước đó, giữa năm 2020, phần nhà ga này trước Nhà hát đã được trả lại mặt bằng, tạo cảnh quan.

Theo quan sát hiện trạng, một phần mặt đất ga Nhà hát Thành phố đoạn bên phố đi bộ Nguyễn Huệ đang được tái lập mặt bằng. Trước đó, giữa năm 2020, phần nhà ga này trước Nhà hát đã được trả lại mặt bằng, tạo cảnh quan.

Các thiết bị máy móc san ủi mặt bằng phần còn lại của ga Nhà hát Thành phố trong sáng 11/3. Sau khi hoàn thiện các công tác tái lập, đường Lê Lợi sẽ được trả lại không gian và cảnh quan vốn có.

Các thiết bị máy móc san ủi mặt bằng phần còn lại của ga Nhà hát Thành phố trong sáng 11/3. Sau khi hoàn thiện các công tác tái lập, đường Lê Lợi sẽ được trả lại không gian và cảnh quan vốn có.

Khu vực đường Lê Lợi, trung tâm TP.HCM bị rào chắn xây dựng tuyến metro số 1 bắt đầu từ giữa tháng 10.2016, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho người dân. Hiện tại, đoạn đi ngầm này vẫn đang được rào kín, thi công một nửa mặt đường Lê Lợi phía bên các dãy nhà dân liền kề nhau 5 năm qua.

Khu vực đường Lê Lợi, trung tâm TP.HCM bị rào chắn xây dựng tuyến metro số 1 bắt đầu từ giữa tháng 10.2016, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho người dân. Hiện tại, đoạn đi ngầm này vẫn đang được rào kín, thi công một nửa mặt đường Lê Lợi phía bên các dãy nhà dân liền kề nhau 5 năm qua.


Sau khi công trình rào chắn phía trước, một đoạn dài tuyến đường này từ giao với chợ Bến Thành đến phố đi bộ Nguyễn Huệ bị ảnh hưởng đến kinh doanh, sinh hoạt của nhiều người. Đặc biệt, từ khi rào chắn công trình cùng với đợt dịch COVID-19 đầu năm 2020, hàng loạt mặt bằng trên tuyến phố sầm uất này đóng cửa hàng loạt do kinh doanh không hiệu quả.

Sau khi công trình rào chắn phía trước, một đoạn dài tuyến đường này từ giao với chợ Bến Thành đến phố đi bộ Nguyễn Huệ bị ảnh hưởng đến kinh doanh, sinh hoạt của nhiều người. Đặc biệt, từ khi rào chắn công trình cùng với đợt dịch COVID-19 đầu năm 2020, hàng loạt mặt bằng trên tuyến phố sầm uất này đóng cửa hàng loạt do kinh doanh không hiệu quả.

Nhiều đơn vị kinh doanh cùng các cá nhân buôn bán cầm chừng, ít khách giao dịch, mua bán trong những năm qua. Đa phần các tiểu thương bán đồ lưu niệm đều vắng khách, phần lớn thời gian chỉ ngồi chờ, đọc báo…

Nhiều đơn vị kinh doanh cùng các cá nhân buôn bán cầm chừng, ít khách giao dịch, mua bán trong những năm qua. Đa phần các tiểu thương bán đồ lưu niệm đều vắng khách, phần lớn thời gian chỉ ngồi chờ, đọc báo…

Ông Lưu Văn Bình, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm trên đường Lê Lợi cho biết trước khi rào chắn công trình dựng lên khách qua lại mua bán tấp nập, nhưng sau đó kinh doanh giảm sút nhiều. “Từ đợt dịch COVID-19 năm ngoái, khách du lịch nước ngoài không có, chúng tôi chỉ bày hàng ra cho có thôi. Để cải thiện thu nhập tôi phải bán thêm đồ ăn cho người dân, người lao động xung quanh đây”, chủ cửa hàng này chia sẻ.

Ông Lưu Văn Bình, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm trên đường Lê Lợi cho biết trước khi rào chắn công trình dựng lên khách qua lại mua bán tấp nập, nhưng sau đó kinh doanh giảm sút nhiều. “Từ đợt dịch COVID-19 năm ngoái, khách du lịch nước ngoài không có, chúng tôi chỉ bày hàng ra cho có thôi. Để cải thiện thu nhập tôi phải bán thêm đồ ăn cho người dân, người lao động xung quanh đây”, chủ cửa hàng này chia sẻ.

Tương tự, bà Phạm Mai (quận 1) cho biết thêm việc buôn bán khó khăn sẵn, đợt dịch bệnh này khách dùng nước uống chỉ bằng 1/10 của 5 năm trước. “Dựng rào chắn làm công trình giao thông cũng vì sự phát triển của thành phố, sắp tới mặt bằng được tái lập chúng tôi rất vui bởi trông mong bấy lâu nay. Hy vọng những người buôn bán như tôi khi đó tiếp tục được tạo điều kiện thêm để có kế sinh nhai”, người phụ nữ này chia sẻ.

Tương tự, bà Phạm Mai (quận 1) cho biết thêm việc buôn bán khó khăn sẵn, đợt dịch bệnh này khách dùng nước uống chỉ bằng 1/10 của 5 năm trước. “Dựng rào chắn làm công trình giao thông cũng vì sự phát triển của thành phố, sắp tới mặt bằng được tái lập chúng tôi rất vui bởi trông mong bấy lâu nay. Hy vọng những người buôn bán như tôi khi đó tiếp tục được tạo điều kiện thêm để có kế sinh nhai”, người phụ nữ này chia sẻ.

Các chi nhánh ngân hàng sở hữu mặt bằng trên tuyến đường này hoạt động giao dịch cũng thưa thớt do bị rào chắn che khuất, mặt tiền phía trước nhỏ hẹp.

Các chi nhánh ngân hàng sở hữu mặt bằng trên tuyến đường này hoạt động giao dịch cũng thưa thớt do bị rào chắn che khuất, mặt tiền phía trước nhỏ hẹp.

Ngoài giao thông qua lại các đoạn giao với tuyến đường này thường xuyên bị ùn tắc, một số đoạn bị bó hẹp giữa rào chắn công trình metro cùng dự án bên cạnh khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại.

Ngoài giao thông qua lại các đoạn giao với tuyến đường này thường xuyên bị ùn tắc, một số đoạn bị bó hẹp giữa rào chắn công trình metro cùng dự án bên cạnh khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều trở ngại.

Đặc biệt đoạn rào chắn dài gần 50 m trên đường Lê Lợi giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực nhà ga Nhà hát Thành phố bị bó lại rất hẹp khi người đi bộ phải nghiêng người tránh nhau.

Đặc biệt đoạn rào chắn dài gần 50 m trên đường Lê Lợi giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực nhà ga Nhà hát Thành phố bị bó lại rất hẹp khi người đi bộ phải nghiêng người tránh nhau.

Ngay lối ra vào đoạn rào chắn này, hàng rào tôn công trình dựng sát các kết cấu lồi của khách sạn bên cạnh khiến người đi bộ phải cúi người chui qua khá khó khăn.

Ngay lối ra vào đoạn rào chắn này, hàng rào tôn công trình dựng sát các kết cấu lồi của khách sạn bên cạnh khiến người đi bộ phải cúi người chui qua khá khó khăn.

Một bảo vệ ngân hàng tại đây cho biết rất nhiều người chui qua đây do không để ý đã bị cụng đầu vào khối kết cấu của khách sạn gây chảy máu. “Chúng tôi đã phải băng bó cho nhiều người đụng phải rồi, từ khách du lịch đến người dân qua lại. Vì thế nên phải dùng băng keo dán hai đầu nhọn lại, nhằm giảm bớt thương tích”, bảo vệ này cho hay.

Một bảo vệ ngân hàng tại đây cho biết rất nhiều người chui qua đây do không để ý đã bị cụng đầu vào khối kết cấu của khách sạn gây chảy máu. “Chúng tôi đã phải băng bó cho nhiều người đụng phải rồi, từ khách du lịch đến người dân qua lại. Vì thế nên phải dùng băng keo dán hai đầu nhọn lại, nhằm giảm bớt thương tích”, bảo vệ này cho hay.

“Phần dưới chân tấm tôn thường xuyên bật ra cũng khiến nhiều người bị rách chân, hư quần. Hy vọng công trình sớm trả lại mặt để các hộ kinh doanh được thuận lợi, người dân, du khách đi lại không gặp khó khăn như hiện nay”, người này chia sẻ thêm.

“Phần dưới chân tấm tôn thường xuyên bật ra cũng khiến nhiều người bị rách chân, hư quần. Hy vọng công trình sớm trả lại mặt để các hộ kinh doanh được thuận lợi, người dân, du khách đi lại không gặp khó khăn như hiện nay”, người này chia sẻ thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Trải nghiệm bên trong đoàn tàu đầu tiên của metro Bến Thành – Suối Tiên

Được tham quan trên đoàn tàu metro Bến Thành – Suối Tiên đầu tiên ở Sài Gòn, nhiều người bày tỏ cảm xúc vui mừng và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN