Cảnh đẹp ở ngôi đình có bảo vật “Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân”

Sự kiện: 24h vạn dặm

Bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thếp vàng, miêu tả cảnh Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương

Di tích đình Nội (còn gọi là đền Lạc Long Quân) ở thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội).  Tương truyền từ hàng nghìn năm trước, ngôi đền thiêng đã được người dân trong vùng lập nên để quanh năm hương khói, phụng thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân.

Di tích đình Nội (còn gọi là đền Lạc Long Quân) ở thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội).  Tương truyền từ hàng nghìn năm trước, ngôi đền thiêng đã được người dân trong vùng lập nên để quanh năm hương khói, phụng thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân.

Cụ Nguyễn Chính Chinh, 80 tuổi - thủ từ đền Nội cho biết, đền Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử nghệ thuật cấp Quốc gia (năm 1985) và Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia (năm 1990).

Cụ Nguyễn Chính Chinh, 80 tuổi - thủ từ đền Nội cho biết, đền Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử nghệ thuật cấp Quốc gia (năm 1985) và Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia (năm 1990).

Trong đền Nội hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị nhưng đặc biệt nhất là bức phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân. Bức phù điêu này được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016.

Trong đền Nội hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị nhưng đặc biệt nhất là bức phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân. Bức phù điêu này được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016.

Bức phù điêu nằm trong hậu cung, người dân trong vùng hay du khách đến chỉ được nhìn thấy mặt trước qua một cánh cửa hẹp chứ không ai được vào bên trong.

Bức phù điêu nằm trong hậu cung, người dân trong vùng hay du khách đến chỉ được nhìn thấy mặt trước qua một cánh cửa hẹp chứ không ai được vào bên trong.

Bức phù điêu có 5 tầng với chiều dài 2,8 mét, rộng 2,2 mét được chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thếp vàng. Bức giá tượng miêu tả cảnh Quốc tổ Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương.

Bức phù điêu có 5 tầng với chiều dài 2,8 mét, rộng 2,2 mét được chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thếp vàng. Bức giá tượng miêu tả cảnh Quốc tổ Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương.

Chân dung Lạc Long Quân với khuôn mặt hiền từ phúc hậu đang ngự trên ngai vàng, đầu đội vương miện, mình khoác áo long bào, vóc dáng bệ vệ, oai phong. Trải qua chiều dài lịch sử, bức phù điêu vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa.

Chân dung Lạc Long Quân với khuôn mặt hiền từ phúc hậu đang ngự trên ngai vàng, đầu đội vương miện, mình khoác áo long bào, vóc dáng bệ vệ, oai phong. Trải qua chiều dài lịch sử, bức phù điêu vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa.

Theo cụ thủ từ đình Nội, từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch. Trong ảnh là bức phù điêu giá tượng mẹ Âu Cơ tại đền Nội.

Theo cụ thủ từ đình Nội, từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch. Trong ảnh là bức phù điêu giá tượng mẹ Âu Cơ tại đền Nội.

Cảnh đẹp ở ngôi đình có bảo vật “Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân” - 8

Cảnh đẹp ở ngôi đình có bảo vật “Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân” - 9

Đình Nội còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị như bộ kiệu bát cống sơn son thếp vàng rực rỡ, án thư chạm trổ sơn thếp có nhiều lớp trang trí nghệ thuật rồng phượng, đôi hạc, bát bửu, bát hương…

Đình Nội còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị như bộ kiệu bát cống sơn son thếp vàng rực rỡ, án thư chạm trổ sơn thếp có nhiều lớp trang trí nghệ thuật rồng phượng, đôi hạc, bát bửu, bát hương…

Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, có tường gạch bao quanh, hậu cung đặt long ngai Lạc Long Quân. Trước tiền môn là sân ngoài kề bên ao sen rộng 500m2. Vào mùa, hương sen thơm ngát tỏa khắp đình Nội.

Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, có tường gạch bao quanh, hậu cung đặt long ngai Lạc Long Quân. Trước tiền môn là sân ngoài kề bên ao sen rộng 500m2. Vào mùa, hương sen thơm ngát tỏa khắp đình Nội.

Qua cổng ngoài là vào sân đình tương đối rộng, đã lát gạch đỏ, thẳng đường chính đạo có bức bình phong làm theo kiểu cuốn thư.

Qua cổng ngoài là vào sân đình tương đối rộng, đã lát gạch đỏ, thẳng đường chính đạo có bức bình phong làm theo kiểu cuốn thư.

Bên phía trái có nhà cầu Quếch, tương truyền là nơi trình diện trước khi vào lễ. Ngôi nhà có ba gian nhỏ, xây tường bao quanh đầu hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói mũi.

Bên phía trái có nhà cầu Quếch, tương truyền là nơi trình diện trước khi vào lễ. Ngôi nhà có ba gian nhỏ, xây tường bao quanh đầu hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói mũi.

Trong khuôn viên cây xanh có những cây muỗm, cây trôi vài trăm năm tuổi.

Trong khuôn viên cây xanh có những cây muỗm, cây trôi vài trăm năm tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Ánh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN