Cận cảnh vỉa hè TP HCM: Nhiều nơi bị "xóa mờ"!

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Thực tế, nhiều năm nay, vỉa hè TP HCM bị lấn chiếm làm chỗ để xe, kinh doanh. Theo đó, ở nhiều nơi "đố ai tìm thấy vỉa hè"

Ủy ban MTTQ TP HCM vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP HCM (do Sở GTVT TP HCM xây dựng).

Xe máy xếp kín trên vỉa hè đường Tú Xương, quận 3, nơi bệnh viện Mắt TP HCM trưng dụng làm chỗ để xe máy.

Xe máy xếp kín trên vỉa hè đường Tú Xương, quận 3, nơi bệnh viện Mắt TP HCM trưng dụng làm chỗ để xe máy.

Theo đó, mức thu phí dao động thấp nhất từ 20.000 đồng và cao nhất 350.000 đồng/m2/tháng, tùy khu vực và mục đích sử dụng. Dự kiến đem lại nguồn thu ngân sách khoảng 1.522 tỉ đồng mỗi năm.

Sở GTVT TP HCM đề xuất nộp vào ngân sách TP HCM toàn bộ số tiền thu phí để duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố.

Vỉa hè đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1 bị hàng rong, ôtô, xe máy "chiếm đóng".

Vỉa hè đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1 bị hàng rong, ôtô, xe máy "chiếm đóng".

Thực tế, nhiều năm nay, vỉa hè TP HCM bị lấn chiếm làm chỗ để xe, kinh doanh. Giữa tháng 5, UBND TP HCM có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên và UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức về việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan và các địa phương (gọi tắt là lãnh đạo các đơn vị, địa phương).

Trong đó, lãnh đạo các đơn vị, địa phương để xảy ra hành vi vi phạm quy định pháp luật về sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè không bảo đảm an toàn giao thông, dẫn đến tai nạn giao thông trên địa bàn phụ trách sẽ bị xử lý trách nhiệm.

Ở đường Bùi Bằng Đoàn, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, vỉa hè kê bàn ghế, để xe máy đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Ở đường Bùi Bằng Đoàn, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, vỉa hè kê bàn ghế, để xe máy đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, nơi được giới thiệu là khu phố văn minh, kiểu mẫu nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè buôn bán, kinh doanh chẳng khác nào "cái chợ", khiến cư dân bức xúc.

Anh Trương Vĩnh Ngân Khôi, du khách từ Đà Nẵng, cho biết khó chịu khi đi dưới lòng đường. "Khu đô thị này nhộn nhịp, xe cộ đông đúc nên rất nguy hiểm nếu đi xuống lòng đường, điều này làm xấu đi hình ảnh TP HCM trong mắt khách du lịch" - anh Khôi nói.

Người dân sống ở đường số 2, khu Hưng Gia 5, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7 cắm bảng "cấm đỗ ôtô"

Người dân sống ở đường số 2, khu Hưng Gia 5, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7 cắm bảng "cấm đỗ ôtô"

Đường Phạm Văn Nghị, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7 xe máy để dưới lòng đường.

Đường Phạm Văn Nghị, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7 xe máy để dưới lòng đường.

Đầu tháng 5, Sở GTVT TP HCM đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn khi xây dựng, cải tạo phải tính toán chỗ đỗ xe bên trong bệnh viện. Đồng thời, khẩn trương hoàn trả phần vỉa hè đang sử dụng làm bãi giữ xe 2 bánh để phục vụ người đi bộ.

Nhưng thực tế, các bãi giữ xe hai bánh xung quanh bệnh viện ở TP HCM vẫn chưa thay đổi, cản trở đi lại của người đi bộ.

Đường Đặng Thái Thân, đoạn giao đường Hồng Bàng, quận 5 là nơi giữ xe cho các bệnh viện gần đó.

Đường Đặng Thái Thân, đoạn giao đường Hồng Bàng, quận 5 là nơi giữ xe cho các bệnh viện gần đó.

Vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, quận 11

Vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, quận 11

Trong khi đó, ở các vỉa hè quận 3, Bình Thạnh, TP Thủ Đức... cũng bị chiếm dụng tràn lan.

Đường Lê Lợi, phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức vỉa hè khoảng 2 m được sử dụng làm nơi trưng bày hoa.

Đường Lê Lợi, phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức vỉa hè khoảng 2 m được sử dụng làm nơi trưng bày hoa.

Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) không còn vỉa hè.

Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) không còn vỉa hè.

Đường Tầm Vu, quận Bình Thạnh tối đến là đầy các xe hàng rong.

Đường Tầm Vu, quận Bình Thạnh tối đến là đầy các xe hàng rong.

Vỉa hè đường Ngô Thời Nhiệm (quận 3) bị các quán cà phê chiếm làm chỗ để xe máy.

Vỉa hè đường Ngô Thời Nhiệm (quận 3) bị các quán cà phê chiếm làm chỗ để xe máy.

Được biết, ở dự thảo đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP HCM, tại những khu vực cho thuê sẽ có phân định rõ ràng với các vạch sơn, bản biển thông báo để phân biệt trường hợp kinh doanh hợp pháp và kinh doanh không được phép.

Sau ”tối hậu thư” xử lý trách nhiệm người đứng đầu, vỉa hè TP HCM ra sao?

Theo ghi nhận, chỉ đạo trên đang chưa được các địa phương "bắt tay làm ngay", vỉa hè vẫn bị lấn chiếm tràn lan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Vũ ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN