Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ

Sự kiện: Thừa Thiên - Huế

“Thiên hạ đệ nhất hùng quan” đang được các chuyên gia khảo cổ học tiến hành khai quật, bước đầu lộ ra nhiều vết tích, nền móng từ thời xa xưa của công trình có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng này.

Từ ngày 5/5 đến ngày 3/9, khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hải Vân quan nằm giữa địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế ) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) sẽ được tiến hành khai quật phục vụ công tác khảo cổ trên diện tích 600m2  theo quyết định của Bộ VH – TT&DL.

Đến nay, sau hơn 10 ngày khai quật khảo cổ tại đây bắt đầu phát lộ những vết tích xa xưa của công trình này.

Khai quật khảo cổ di tích Quốc gia Hải Vân quan. Clip Nguyễn Thành

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 1

Từ ngày 5/5 đến ngày 3/9 theo quyết định của Bộ VH-TT&DL di tích cấp Quốc gia sẽ được tiến hành khai quật.

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 2

Diện tích khai quật phục vụ công tác khảo cổ có diện tích 600m2. Hiện tại công trình "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã được vây quanh để các chuyên gia khảo cổ cùng đội khảo cổ học (Bảo tàng lịch sử Quốc gia) tiến hành khai quật.

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 3

 Tại đây, đoàn khảo cổ đã tiến hành hạ đất bồi lấp khoảng 2m, lộ ra toàn bộ móng cổng công trình "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" về phía Huế và phát lộ một số vết tích muộn hơn chồng lên vết tích thời Minh Mạng năm thứ 7. 

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 4

Các thành viên đội khảo cổ cẩn thận, tỷ mỹ với công việc của mình để tìm những dấu vêt của công trình "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 5

Lối đi dẫn lên cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã được định hình sau khai quật.

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 6

Một dãy đá phát lộ ngay vị trí nền móng cổ của cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 7

Phần móng của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" thời vua Minh Mạng xây dựng.

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 8

Phần gạch lửng lơ, theo các chuyên gia khảo cổ do lính Mỹ hoặc Pháp xây dựng để đồn trú.

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 9

Mục đích của việc khảo cổ là trả lại mặt bằng cổng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" về phía Huế và tìm đường đi ngay xưa dẫn lên đây. Bước đầu các chuyên gia đã xác định được lối đi này. Theo các chuyên gia khảo cổ, khoảng 20 ngày nữa, lối đi này sẽ được định hình khi diện tích khai quật được mở rộng.

Cận cảnh vết tích cổ của "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vừa phát lộ - 10

Hiện tại, có 15 công nhân của đội khảo cổ cùng các chuyên gia tiến hành các công việc khai quật  phục vụ khảo cổ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". 

Tận thấy cặp kiếm vàng bảo vật của vua Khải Định

Hai cây kiếm của vua Khải Định có chuôi vàng nạm đá quý, vỏ đồi mồi bọc vàng, chạm khắc tinh xảo đang được lưu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thành (Tiền phong)
Thừa Thiên - Huế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN