Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm

Dầm cầu An Thái (Hải Dương) bị nứt toác ở nhiều chỗ, hở lõi sắt, dây điện… sau khi bị tàu Thành Luân số hiệu HP 3016 trọng tải 3.000 tấn đâm vào.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 1

Sáng nay (8.3), tàu Thành Luân 28 vẫn mắc kẹt dưới gầm cầu An Thái (Hải Dương).

Sáng 8.3, hiện trường vụ tàu đâm vào cầu An Thái (nối thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) vẫn được cơ quan chức năng canh gác nghiêm không cho các phương tiện lưu thông qua đây.

Theo ghi nhận của phóng viên từ hiện trường, các kỹ sư thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải đang đo đạc và khám nghiệm "vết thương" của cả cầu và tàu.

Một kỹ sư cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đo đạc và ghi nhận hiện trường. Còn phương án xử lý giải cứu tàu như thế nào cần chờ đoàn công tác của Bộ GTVT xuống mới thống nhất”.

Trước đó, hồi 18 giờ ngày 6.3, tàu Thành Luân số hiệu HP 3016 tải trọng 3.000 tấn lưu thông trên sông An Thái hướng từ Hải Dương về Hải Phòng khi đi qua cầu An Thái đã đâm vào cầu khiến con tàu này đã kẹt cứng vào dầm giữa cầu.

Hậu quả của vụ tai nạn làm toàn bộ dầm biên khoang thông thuyền rộng hơn 30m bị nát vụn với chiều dài 28m. Cabin tàu Thành Luân 28 hiện vẫn kẹt cứng tại thanh dầm này.

Cầu An Thái nằm trên tỉnh lộ 388 bắc qua sông An Thái nối với sông Cấm (Hải Phòng), lượng tàu bè qua đây rất lớn. Hơn nữa tỉnh lộ 388 là tuyến đường huyết mạch nối giữa QL5 và QL18 đi Quảng Ninh, Bắc Ninh… nơi lượng xe cộ qua lại rất nhộn nhịp. 

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 2

Do khi tàu lưu thông qua đây gặp thủy triều nước dâng cao lên phần cabin đã bị mắc vào dầm cầu.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 3

 Hậu quả, một phần dầm cầu dài khoảng 30 mét đã bị gãy sập và nứt toác.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 4

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 5

Những thanh sắt cầu An Thái bị lộ ra do lực va đập mạnh với cabin tàu Thành Luân 28.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 6

 Bê tông nứt toác, hở cả các đường dây điện chạy ngầm bên trong.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 7

Phần khoang lái của tàu Thành Luân 28 tan hoang sau khi đâm phải dầm cầu An Thái.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 8

Các mảnh vỡ rơi vãi khắp nơi bên trong khoang lái tàu.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 9

Sáng 8.3, các kỹ sư thuộc Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải vẫn đang đo đạc và khám nghiệm.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 10

Một kỹ sư cho biết, hiện trường vẫn được giữ nguyên chờ đoàn công tác của Bộ GTVT xuống xem xét và đưa ra phương án giải cứu.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 11

Hiện một xà lan được huy động đến để bơm nước vào và hút nước ra giúp cho tàu Thành Luân 28 ít xê dịch.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 12

Một số thanh dầm lớn bằng sắt đã được mang lên trên cầu để phục vụ công tác cứu hộ sắp tới.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 13

Việc đo đạc vẫn được diễn ra trong suốt buổi sáng 8.3 để phục vụ công tác giải cứu tàu ra khỏi cầu một cách ít rủi ro nhất.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 14

Vụ tai nạn đã khiến cầu An Thái bị thương khá nặng và dự tính mất nhiều thời gian để khắc phục.

Cận cảnh “vết thương” cầu An Thái sau khi bị tàu 3.000 tấn đâm - 15

Lực lượng chức năng đã cho người dân đi bộ qua cầu để rút ngắn khoảng cách đi lại. Các phương tiện ô tô, xe máy không được lưu thông qua cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN