Cận cảnh ‘thủ phạm’ gây ô nhiễm không khí khiến người dân Hà Nội nghẹt thở
Những ngày này, không khó để bắt gặp cảnh người dân đốt rơm rạ ngay trên các cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội. Điều này "góp phần" khiến chất lượng không khí tại nội thành càng ngày càng kém hơn...
Hà Nội đang bước vào thu hoạch lúa, trên các cánh đồng, tình trạng đốt rơm rạ lại tái diễn khiến khói bụi mù mịt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí và mất an toàn giao thông..
Theo ghi nhận của Tiền Phong, tại nhiều xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Sóc Sơn…; rơm rạ đang được người dân chất thành đống rồi đốt, khói bốc lên nghi ngút kín một vùng.
Đặc biệt, việc đốt rơm rạ ở cánh đồng các xã Thanh Xuân, Phù Lỗ, Mai Đình...(huyện Sóc Sơn) - khu vực gần sân bay Nội Bài đã ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm tầm nhìn của máy bay.
Khu vực xã Dục Tú, xã Mai Lâm (Đông Anh, TP Hà Nội), sau khi thu hoạch lúa, người dân chất liên tiếp từng đống rơm, rạ rồi đốt tràn lan, khiến người đi đường không khỏi ngạt thở.
Ngay từ sáng sớm, người dân phường Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) thức dậy với bầu không khí ngạt thở từ những đống khói
Một đống rác đốt khói cao nghi ngút bao trùm các toà nhà “xanh” có tên như Ecogreen, Green park
Không chỉ nơi đây, nhiều khi trên đất trống địa bàn Long Biên (cách không xa trụ sở Quận, các phường vẫn xảy ra tình trạng tương tự.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tỷ lệ đốt rơm rạ ở các huyện còn khá phổ biến, trung bình chiếm khoảng 20% tổng lượng rơm rạ phát sinh sau mùa vụ (hơn 710.000 tấn rơm rạ tươi). Nhiều huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ cao như: Gia Lâm và Thường Tín (50%), Thạch Thất (45%), Chương Mỹ (37%)...
Với 20% lượng rơm rạ bị đốt trên địa bàn Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhận định sẽ phát sinh 179 tấn bụi PM10, 163 tấn bụi mịn PM2.5 và 23.000 tấn CO2. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là bụi mịn PM2.5 - tác nhân gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp và tim mạch.
Bà Đào Thị Anh Điệp - Quyền Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là do lãnh đạo các địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, chưa giám sát chặt chẽ và chế tài xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đốt rơm rạ chưa rõ ràng. Trong khi đó, với khối lượng rơm rạ quá lớn, người dân lại chưa có cách thức xử lý hiệu quả nên mới dùng “hạ sách” là đốt bỏ.
Nguồn: [Link nguồn]
Hôm nay (10/11), Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục ô nhiễm không khí. Dự báo trong những ngày tới, ô nhiễm không khí còn tiếp tục. Chuyên gia khuyến cáo điều đặc...