Cận cảnh robot đào hầm đường sắt Nhổn- ga Hà Nội dài hơn 100m, nặng 850 tấn

Sự kiện: Tin nóng

Cận cảnh robot đào hầm đường sắt Metro Nhổn - Ga Hà Nội cực khủng, chế tạo theo công nghệ TBM cuả Đức có mặt ở Việt Nam.

Ngày 9/9, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, tháng 10 và tháng 12/2020, máy khoan hầm của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đưa về cảng Hà Nội để phục vụ việc khoan 4km tuyến đi ngầm, từ ga Kim Mã đến ga Hà Nội. Theo thông tin của PV Báo Giao thông, máy khoan do hãng Herrenkecht của Đức chế tạo theo công nghệ TBM ((Tunnel Boring Machine), dạng Robot, gồm bộ phận khiên đào phía trước và "con sâu" phía sau

Ngày 9/9, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, tháng 10 và tháng 12/2020, máy khoan hầm của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đưa về cảng Hà Nội để phục vụ việc khoan 4km tuyến đi ngầm, từ ga Kim Mã đến ga Hà Nội. Theo thông tin của PV Báo Giao thông, máy khoan do hãng Herrenkecht của Đức chế tạo theo công nghệ TBM ((Tunnel Boring Machine), dạng Robot, gồm bộ phận khiên đào phía trước và "con sâu" phía sau

Khiên đào có đường kính chính xác là 6,55m, còn "con sâu" phía sau dài khoảng 100, trọng lượng khoảng 850 tấn. Tính cả bộ phận khiên đào, robot đào hầm này có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn. Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày robot đào được 10-12m đường hầm.

Khiên đào có đường kính chính xác là 6,55m, còn "con sâu" phía sau dài khoảng 100, trọng lượng khoảng 850 tấn. Tính cả bộ phận khiên đào, robot đào hầm này có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn. Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày robot đào được 10-12m đường hầm.

Phần tiếp giáp phía sau khiên của máy đào hầm

Phần tiếp giáp phía sau khiên của máy đào hầm

Bộ phận "con sâu" phía sau là nơi kỹ sư, công nhân kỹ thuật vận hành máy và trung chuyển phần đất đá, vật liệu đào được ra phía sau

Bộ phận "con sâu" phía sau là nơi kỹ sư, công nhân kỹ thuật vận hành máy và trung chuyển phần đất đá, vật liệu đào được ra phía sau

Robot sẽ được tách thành bộ phận để vận chuyển về cảng Hải Phòng thành hai đợt. Khi vận chuyển về dự án sẽ được dùng cẩu khoảng 500 tấn để đưa xuống tầng cuối của ga ngầm Kim Mã để lắp ráp, chuẩn bị cho công tác đào hầm. Thời gian đào dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2021.

Robot sẽ được tách thành bộ phận để vận chuyển về cảng Hải Phòng thành hai đợt. Khi vận chuyển về dự án sẽ được dùng cẩu khoảng 500 tấn để đưa xuống tầng cuối của ga ngầm Kim Mã để lắp ráp, chuẩn bị cho công tác đào hầm. Thời gian đào dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2021.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, trong đó có 4km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội. Liên danh nhà thầu Huyndai - Ghella là đơn vị trúng gói thầu xây lắp tuyến đường hầm.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, trong đó có 4km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội. Liên danh nhà thầu Huyndai - Ghella là đơn vị trúng gói thầu xây lắp tuyến đường hầm.

Tháng 3/2021 bắt đầu khoan hầm tuyến Nhổn - ga Hà Nội, robot đào của Đức

Robot đào hầm tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được vận chuyển bằng đường biển về cảng Hải Phòng theo 2 đợt,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Lộc ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN