Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên

Cầu Long Biên hiện đang "nóng" trong dư luận về phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy những công năng mới...

Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một con rồng sắt vắt qua dòng sông Hồng thơ mộng để vào trung tâm Thủ đô Hà Nội. Cây cầu là nhân chứng lịch sử đã trải qua ba thế kỷ thăng trầm của dân tộc trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.

Tuy nhiên, thực trạng của cây mang giá trị lịch sử này không còn được nguyên vẹn như trước. Đi trên cầu, có thể tận mắt nhìn cận cảnh sự xuống cấp của cây cầu và cách ứng xử thiếu ý thức của nhiều người dân đối với di sản văn hóa, lịch sử này.

Cầu Long Biên bây giờ không còn có kiến trúc hào hoa bởi một thời gian cầu đã bị bom đạn tàn phá. Cây cầu bây giờ là sự vá víu, rỉ sét, thành cầu nhiều thanh giằng bị long, hỏng.

Giá trị di sản của cầu Long Biên là không gì so sánh, bởi vậy cầu rất cần được giữ gìn, bản tồn. Tuy nhiên, cây cầu giờ như "lở loét" khi bị nhiều thanh niên bôi bẩn, viết bậy. Không những thế, nó còn biến thành khu chợ tạm của một số người dân. Họ buôn bán đủ mọi thứ từ rau, củ, quả đến thịt cá, rác vứt bừa bãi trên cầu.

Hình ảnh cầu Long Biên hiện tại:

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 1

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối liền trung tâm Hà Nội và trị trấn Gia Lâm (quận Long Biên ngày nay). Đây cũng là cây cầu kim loại có quy mô lớn nhất thế kỷ 20 (dài 1.862m qua sông và hơn 1.300m qua hai bờ sông, với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) được xây bằng chính những người thợ Việt Nam trong thời gian rất ngắn.

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 2

Cầu Long Biên là di sản về kiến trúc độc đáo do người Pháp xây dựng, thế giới ít có công trình như vậy. Giá trị di sản của cầu Long Biên là không có gì so sánh được nên cần giữ gìn, bảo tồn.

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 3

Cầu được thiết kế cho nhiều loại phương tiện lưu thông như tàu hỏa, xe đạp, xe máy và người đi bộ

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 4

Hiện tại, cây cầy là sự chắp vá, nhiều thanh sắt ở thành cầu đã rỉ sét , bong tróc

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 5

Cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử nhưng đã bị đối xử như thế này

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 6

Các bạn trẻ thể hiện tình yêu của mình bằng cách dùng khóa - khóa vào thành cầu khiến thành cầu như một cửa hàng bán khóa

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 7

Một số đoạn sắt của thành cầu đã xuống cấp

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 8

Hà Nội đang có dự án xây dựng đường sắt mới bên cạnh cầu Long Biên

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 9

Các thang gỗ dưới đường ray đã bị thời gian bào mòn

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 10

Các ống vít đã rỉ sét, loang lổ

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 11

Mất cả mấu ốc

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 12

Nhìn thành cầu như một bức tranh nham nhở

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 13

Một số bạn trẻ không ý thức được việc mình đang làm

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 14

Không biết từ bao giờ, cầu Long Biên đã biến thành chợ

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 15

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 16

Hàng quán mọc lên, rác vứt bừa bãi...

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 17

Phía dưới chân cầu cũng trong cảnh tương tự

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 18

Khúc gỗ mục chưa được thay ở đầu cầu

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 19

Hàng rào chắn đã bị khoét thủng

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 20

Gỗ được buộc vào thành sắt làm cầu thang

Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên - 21

Bảo tồn cầu Long Biên là cần thiết nhưng chúng ta hãy đối xử đúng với giá trị vốn có của cây cầu mang nhiều giá trị lịch sử 

Ba phương án cải tạo cầu Long Biên do Bộ GTVT đề xuất:

Phương án 1: Xây cầu mới tại tim cầu hiện tại, dời 9 nhịp cầu cũ về thượng lưu để bảo tồn.

Phương án 2: Xây dựng cầu mới tại tim cầu hiện tại, có kết cấu nhịp dàn thép tương tự thiết kế ban đầu.

Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại và giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tranh cãi việc bảo tồn cầu Long Biên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN