Cận cảnh những công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội

Sự kiện: Thời sự

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã xây dựng đưa vào sử dụng các công trình giao thông trọng điểm, góp phần kết nối hạ tầng phục vụ vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô

Giữa tháng 10-2020, công trình cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Hà Nội đã hoàn thành sau hơn 2 năm xây dựng. Việc đưa cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vào sử dụng giúp đưa vào khai thác thêm gần 4,6 km đường Vành đai 3 đi trên cao theo tiêu chuẩn đường cao tốc, tiếp nối với hơn 10 km đường trên cao thuộc đường Vành đai 3 từ Pháp Vân đến Mai Dịch được đưa vào khai thác từ những năm trước.

Giữa tháng 10-2020, công trình cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Hà Nội đã hoàn thành sau hơn 2 năm xây dựng. Việc đưa cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vào sử dụng giúp đưa vào khai thác thêm gần 4,6 km đường Vành đai 3 đi trên cao theo tiêu chuẩn đường cao tốc, tiếp nối với hơn 10 km đường trên cao thuộc đường Vành đai 3 từ Pháp Vân đến Mai Dịch được đưa vào khai thác từ những năm trước.

Đoạn đường này góp phần hoàn thiện đường Vành đai 3 dài khoảng 65 km.

Đoạn đường này góp phần hoàn thiện đường Vành đai 3 dài khoảng 65 km.

Không chỉ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Hà Nội, mà còn từng bước hoàn thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Không chỉ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Hà Nội, mà còn từng bước hoàn thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đường trên cao và 4km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 ngàn tỉ đồng.

Dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đường trên cao và 4km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 ngàn tỉ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 75,4%. Trong đó, tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 97,2%, đoạn ngầm đạt 33%.

Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 75,4%. Trong đó, tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 97,2%, đoạn ngầm đạt 33%.

Ngày 5-12 vừa qua, đoạn trên cao 8,5 km từ Nhổn - Cầu Giấy được thành phố cùng chủ đầu tư kiểm tra, đánh giá chất lượng, chạy thử tích hợp toàn tuyến trong môi trường hạn chế, dự kiến đưa vào sử dụng phục vụ người dân Thủ đô đầu năm 2023, đồng thời tiếp tục thực hiện đoạn đi ngầm theo kế hoạch.

Ngày 5-12 vừa qua, đoạn trên cao 8,5 km từ Nhổn - Cầu Giấy được thành phố cùng chủ đầu tư kiểm tra, đánh giá chất lượng, chạy thử tích hợp toàn tuyến trong môi trường hạn chế, dự kiến đưa vào sử dụng phục vụ người dân Thủ đô đầu năm 2023, đồng thời tiếp tục thực hiện đoạn đi ngầm theo kế hoạch.

Cũng trên tuyến đường Vành đai 3, hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng sau 2 năm thi công. Hầm chui Lê Văn Lương với thiết kế dài 475 m, trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m với 4 làn xe.

Cũng trên tuyến đường Vành đai 3, hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu vừa được khánh thành và đưa vào sử dụng sau 2 năm thi công. Hầm chui Lê Văn Lương với thiết kế dài 475 m, trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m với 4 làn xe.

Tại đây sẽ hình thành nút giao thông có 3 tầng xe chạy, kỳ vọng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực. Đây là hầm chui thứ tư của Hà Nội đi vào hoạt động. Trước đó hầm Kim Liên - Xã Đàn khánh thành năm 2009, hầm chui Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long và hầm chui Thanh Xuân cùng được đưa vào sử dụng năm 2016.

Tại đây sẽ hình thành nút giao thông có 3 tầng xe chạy, kỳ vọng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực. Đây là hầm chui thứ tư của Hà Nội đi vào hoạt động. Trước đó hầm Kim Liên - Xã Đàn khánh thành năm 2009, hầm chui Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long và hầm chui Thanh Xuân cùng được đưa vào sử dụng năm 2016.

Cách không xa là hầm chui Thanh Xuân, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) - Vành đai 3, hầm dài 980 m, chiều dài của phần hầm kín là 109 m được khởi công từ tháng 6-2014 chính thức thông xe ngày 8-1-2016 có tổng mức đầu tư 551 tỉ đồng với 4 làn xe chạy, mỗi làn rộng 3,5 m.

Cách không xa là hầm chui Thanh Xuân, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) - Vành đai 3, hầm dài 980 m, chiều dài của phần hầm kín là 109 m được khởi công từ tháng 6-2014 chính thức thông xe ngày 8-1-2016 có tổng mức đầu tư 551 tỉ đồng với 4 làn xe chạy, mỗi làn rộng 3,5 m.

Đầu năm 2022 vừa qua, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức được khánh thành và đưa vào khai thác thương mại.

Đầu năm 2022 vừa qua, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức được khánh thành và đưa vào khai thác thương mại.

Dự án này được khởi công xây dựng ngày 10-10-2011 có tổng mức đầu tư ban đầu của dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông khoảng 18.001 tỉ đồng (tương đương 868,04 triệu USD) gồm: vốn vay của Chính phủ Trung Quốc tương đương 669,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam tương đương 198,42 triệu USD.

Dự án này được khởi công xây dựng ngày 10-10-2011 có tổng mức đầu tư ban đầu của dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông khoảng 18.001 tỉ đồng (tương đương 868,04 triệu USD) gồm: vốn vay của Chính phủ Trung Quốc tương đương 669,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam tương đương 198,42 triệu USD.

Sau hơn 4 năm thi công, tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy đã chính thức thông xe vào ngày 11-1 vừa qua. Dự án có chiều dài khoảng 5,1 km, quy mô 4 làn xe chạy với vận tốc cho phép 80 km/giờ.

Sau hơn 4 năm thi công, tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy đã chính thức thông xe vào ngày 11-1 vừa qua. Dự án có chiều dài khoảng 5,1 km, quy mô 4 làn xe chạy với vận tốc cho phép 80 km/giờ.

Tuyến đường sẽ nối liền 3 quận trung tâm gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, sau khi đưa vào sử dụng. được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Tuyến đường sẽ nối liền 3 quận trung tâm gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, sau khi đưa vào sử dụng. được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Cũng nằm trên trục Vành đai 2, Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong những công trình trọng điểm cấp bách của thành phố Hà Nội, dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2023 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng.

Cũng nằm trên trục Vành đai 2, Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong những công trình trọng điểm cấp bách của thành phố Hà Nội, dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2023 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy với tổng chiều dài cầu và đường dẫn 3,47 km sẽ có 8 làn xe lưu thông theo hướng từ trung tâm thành phố Hà Nội sang Long Biên và ngược lại. Khi khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao sẽ tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm thủ đô tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy với tổng chiều dài cầu và đường dẫn 3,47 km sẽ có 8 làn xe lưu thông theo hướng từ trung tâm thành phố Hà Nội sang Long Biên và ngược lại. Khi khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao sẽ tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm thủ đô tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.

Đồng thời, dự án sẽ giảm bớt áp lực cho tuyến giao thông trọng điểm của Hà Nội, nhất là giảm tải lưu lượng xe trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3.

Đồng thời, dự án sẽ giảm bớt áp lực cho tuyến giao thông trọng điểm của Hà Nội, nhất là giảm tải lưu lượng xe trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15, ngày 16-6-2022. Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội dài 58,2/112,8 km, đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Trong chuyến kiểm tra thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu với tinh thần là làm ngày làm đêm, tranh thủ thời tiết thuận lợi và người dân ủng hộ để giải phóng mặt bằng nhanh chóng. Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên - nơi có vành đai 4 đi qua, nhanh chóng hoàn tất việc chuẩn bị để khởi công ở cả ba địa phương. Các nút giao trên tuyến đường phải được thiết kế là những điểm nhấn về cảnh quan, góp phần phát triển du lịch.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15, ngày 16-6-2022. Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội dài 58,2/112,8 km, đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Trong chuyến kiểm tra thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu với tinh thần là làm ngày làm đêm, tranh thủ thời tiết thuận lợi và người dân ủng hộ để giải phóng mặt bằng nhanh chóng. Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên - nơi có vành đai 4 đi qua, nhanh chóng hoàn tất việc chuẩn bị để khởi công ở cả ba địa phương. Các nút giao trên tuyến đường phải được thiết kế là những điểm nhấn về cảnh quan, góp phần phát triển du lịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Thông xe đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng, ”điểm nóng” giao thông Hà Nội thế nào?

Sáng 11/1, dự án đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng đã chính thức được thông xe, đưa vào khai thác đoạn tuyến trên cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hưng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN