Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ

Trải qua chiều dài lịch sử suốt hơn 110 năm tuổi của mình nhà máy dệt Nam Định từng được coi là biểu tượng của nền công nghiệp miền Bắc, là niềm tự hào của người dân Thành Nam. Nay việc nhà máy bị dỡ bỏ, di dời khiến nhiều người không khỏi nuối tiếc.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 1

Nhà máy dệt Nam Định từng là 1 cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Đến năm 1889 Toàn quyền Paul Doumer cho phép lập một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước có 6 lò đặt ngay tại trung tâm thành phố.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 2

 Từng là mệnh danh là nhà máy lớn nhất Đông Dương, nhà máy liên hợp dệt Nam Định nằm trên khu đất rộng tới 29ha. Vào thời kỳ đỉnh cao của mình, số lượng công nhân làm việc tại nhà máy dệt lên tới 18.000 người.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 3

Trải qua 110 năm tồn tại và phát triển, đến nay việc tồn tại nhà máy liên hợp dệt Nam Định nằm giữa lòng thành phố không còn là điều thích hợp bởi bao quanh là khu dân cư đông đúc. Việc tồn tại một nhà máy, xí nghiệp giữa khu dân cư sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường và con người xung quanh.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 4

Thế nhưng đối với nhiều người dân Nam Định, đặc biệt là những ai đã từng làm việc, gắn bó tuổi thanh xuân, cả cuộc đời với nơi này thì mỗi khi nhắc đến quá khứ vàng son lẫy lừng của nhà máy dệt Thành Nam đều không khỏi bồi hồi xúc động.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 5

 Hình ảnh phổ biến nhất của nhà máy dệt Nam Định từng được vinh dự chọn làm biểu tượng của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới để in trên tờ tiền giấy mệnh giá 2.000 đồng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn còn lưu hành đến ngày nay.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 6

Cô Trần Thị Kim Yến (48 tuổi) người đã gắn bó với nhà máy dệt Nam Định 25 năm, dù đã đủ tuổi hưu nhưng cô vẫn tiếp tục ký hợp đồng để làm việc tại nhà máy. Đối với cô Yến, làm việc trong nhà máy dệt không chỉ là kế sinh nhai mà còn như một thói quen không thể thiếu được.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 7

Cũng như nhiều công nhân khác, cô Yến cho rằng dù rất gắn bó với nhà máy nhưng việc di dời nhà máy khỏi khu đông dân cư là việc cần và nên làm.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 8

Trải qua hơn 110 năm tồn tạ đến nay phần lớn nhà xưởng trong nhà máy đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Để duy trì một lượng nhỏ máy móc tiếp tục làm việc người ta phải căng bạt để… che mưa, chống dột.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 9

Từ năm 2003, nhà máy liên hợp Dệt Nam Định được Nhà nước xếp vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và buộc phải di dời ra khỏi trung tâm thành phố.

Cận cảnh nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương trước ngày phá bỏ - 10

 Toàn bộ nhà máy dệt Nam Định cũ sẽ được di dời tới KCN Hòa Xá (Cách trung tâm thành phố khoảng 5km), nhường chỗ cho việc xây dựng một khu đô thị kiểu mới, khép lại lịch sử hào hùng của một nhà máy từng được mệnh danh là lớn nhất Đông Dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN