Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội

Nhà chờ được trang bị máy bán vé, máy quẹt thẻ/soát vé tự động, quầy hỗ trợ khách hàng có nhân viên trực tại chỗ.

Nhà chờ xe buýt mẫu mang tên "Trạm Nguyễn Tuân"  được khởi công ngày 4/3/2014 đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là nhà chờ đầu tiên trong chuỗi nhà chờ của tuyến buýt nhanh Hanoi BRT (từ bến xe Yên Nghĩa tới bến xe Kim Mã) đang được xây dựng trên dải phân cách tại ngã tư Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương với đầy đủ công năng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dự án do Ban quản lý Dự án Đầu tư phát triển Hà Nội thực hiện. Nhà chờ được trang bị máy bán vé, máy quẹt thẻ/soát vé tự động, quầy hỗ trợ khách hàng có nhân viên trực tại chỗ. Nhờ vậy, thời gian di chuyển của khách được tiết kiệm tối đa bằng hệ thống tự động và quy trình mua vé, soát vé, quẹt thẻ đều được thực hiện ngay khi bước vào nhà chờ.

Đặc biệt, lối lên xuống nhà chờ cũng được thiết kế để hỗ trợ người tàn tật, khiếm thị. Cửa từ nhà chờ lên xe buýt bằng hệ thống kính trượt đóng mở tự động, chỉ khi xe cập bến, cửa trượt mới tự động mở để giữ an toàn và tạo thói quen xếp hàng trật tự khi vào xe.

Nhà chờ của Hanoi BRT là điểm đón trả khách tham gia giao thông theo tuyến Kim Mã – Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài – Lê Trọng Tấn – Quang Trung – bến xe Yên Nghĩa, gồm ba loại với quy mô diện tích 129m2, 113m2 và 99m2.

Một số hình ảnh nhà chờ xe buýt hiện đại bậc nhất Việt Nam tại Hà Nội:

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 1

Nhà chờ xe buýt hiện đại bậc nhất Việt Nam đang được xây dựng trên dải phân cách tại ngã tư đường Hoàng Minh Giám và Lê Văn Lương.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 2

Nhà chờ được thiết kế hiện đại với đầy đủ công năng theo tiêu chuẩn quốc tế, bề rộng 5m và tổng diện tích 129m2, theo chuẩn thiết kế tuyến buýt nhanh quốc tế, phù hợp với đặc thù giao thông trên các tuyến phố Hà Nội.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 3

Phía trần nhà chờ là hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống bảng điện tử led hiển thị các thông tin về tuyến buýt nhanh như: lộ trình, bao nhiêu thời gian nữa sẽ có xe đến...

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 4

Mỗi bên được thiết kế 2 cửa lên/xuống với hệ thống đóng mở tự động

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 5

Khi xe buýt đến, 2 cửa kính này sẽ tự động đóng/mở để phục vụ khách lên/xuống

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 6

Mặt sàn được thiết kế bằng thép, có gờ nhỏ giúp người dân dễ dàng lên xuống xe cũng như di chuyển trong không gian nhà chờ.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 7

Cốt nền nhà chờ được tôn cao, tạo độ bằng phẳng với sàn xe buýt giúp hành khách tiếp cận dễ dàng hơn so với xe buýt truyền thống. Điều này sẽ tiện lợi hơn cho người già và người tàn tật.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 8

 Toàn tuyến sẽ sử dụng xe buýt sàn cao, sức chứa 90 hành khách, chiều dài khoảng 12m, trọng tải 18 tấn.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 9

Hệ thống cửa chớp được bố trí làm vách ngăn giúp không gian nhà chờ trở nên thoáng mát. Toàn bộ hành lang trong nhà chờ sẽ được lắp đặt ghế ngồi.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 10

Đường lên nhà chờ được thiết kế với độ dốc vừa phải và có độ bám tốt.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 11

Nhà chờ được trang bị máy bán vé, máy quẹt thẻ/soát vé tự động, cũng như quầy hỗ trợ khách hàng có nhân viên trực tại chỗ.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 12

Mặt trước nhà chờ được trang bị một cửa cuốn nhằm đảm bảo an ninh khi hết giờ xe buýt chạy

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 13

Mặt sau được quây kín bằng cửa chớp

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 14

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 15

Các công đoạn cuối cùng đang được hoàn tất

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 16

Toàn bộ kiến trúc công trình nhà chờ được thiết kế hiện đại, khung mái và cột kết cấu bằng thép, hình thức đơn giản, hài hòa và tuân thủ hệ thống nhận diện thương hiệu xe buýt Hanoi BRT.

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 17

Tốc độ khai thác dự kiến của tuyến Hanoi BRT vào khoảng 22 đến 25 km/h

Cận cảnh nhà chờ xe buýt tự động đầu tiên ở Hà Nội - 18

Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, tổng mức đầu tư khoảng 495 triệu USD, trong đó hợp phần Hanoi BRT khoảng 55 triệu USD. Dự kiến hoàn thành vào quý II/2015.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN