Cận cảnh ngôi mộ cổ nghi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Ngôi mộ cổ ở phường An Sơn, TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) được cho là liên quan đến giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ngành chức năng đã tiến khảo sát kiến trúc mộ, dập và dịch các văn khắc trên bia mộ để có thông tin chính thức.
Cận cảnh ngôi mộ cổ nghi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Video: Hoài Văn
Ngôi mộ cổ nằm tại khối phố 8, phường An Sơn, TP. Tam Kỳ (Quảng Nam).
Có ý kiến cho rằng ngôi mộ vô chủ có liên quan đến giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Theo ghi nhận, ngôi mộ nằm trong khu dân cư thuộc tổ 8, phường An Sơn, TP. Tam Kỳ. Một phần mộ nằm sát với đường, một phần mộ nằm cách khoảng vài chục mét.
Ngôi mộ cổ nằm dưới gốc cây nhãn lớn. Trên tường mộ rêu mọc xanh.
Một số vị trí tường xuất hiện vỡ, gãy.
Phía trước ngôi mộ.
Chi tiết trên văn bia mộ cổ.
Các hình ảnh được khắc tại khu mộ.
Có ý kiến cho rằng ngôi mộ có liên quan đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đề nghị khai quật phục vụ nghiên cứu.
Một ngôi mộ nằm phía ngoài sát đường.
Trước đề nghị cho khai quật để nghiên cứu, tỉnh Quảng Nam phản hồi không đồng ý. Lý do là kết quả khảo sát và dập, dịch các văn khắc trên hai bia mộ đã thể hiện đầy đủ các thông tin về họ tên, danh xưng, quê quán, phẩm hàm, chức vị, năm sinh, năm mất… Do đó, thông tin về hai ngôi mộ cổ vô chủ và nghi là phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là không có căn cứ và cơ sở lịch sử, khoa học.
Khu mộ cổ nhuốm màu rêu xanh.
Trước đó, bà Nghiêm Thị Hằng (69 tuổi, ở TP Hà Nội), là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Luật gia Việt Nam có văn bản xin khai quật ngôi mộ cổ phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thuyết về phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Trong tờ trình, bà Hằng cho hay quá trình nghiên cứu về thân thế nữ sĩ Hồ Xuân Hương, từ năm 2020, bà phát hiện ông Trần Phúc Hiển là người chồng thứ hai của nữ sĩ, quê ở làng Tam Kỳ cổ. Bà nhiều lần vào TP. Tam Kỳ tìm hiểu ngôi mộ cổ Giày Thày Lánh ở làng Hương Trà Tây, phường Hòa Hương.
Kết nối thông tin với hai ngôi mộ vô thừa nhận ở khu phố 8, phường An Sơn, TP Tam Kỳ có minh bia năm 1857 của cụ Phan Thị Chi và ngôi mộ minh bia năm 1850 có tên Huỳnh Hoàn Nhân với nhà thờ Nguyễn Đức Thêm ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành.
Đầu năm 2023, đoàn của bà Hằng thực địa khảo sát tại quần thể mộ Giày Thày Lánh.
Bà Hằng đề nghị khai quật khu mộ cổ năm 1850 này phục vụ nghiên cứu khoa học khảo cổ, để xác định hài cốt người nằm dưới mộ là nam hay nữ, chết già hay trẻ, chết vào thời gian nào và chết do bệnh tật hay tác động khác qua kiểm nghiệm mẫu xương…
Các vật tùy táng còn trong mộ theo các căn cứ khảo cổ, soi chiếu với thực tế và các thông tin từ dữ liệu lịch sử, văn học và dân gian truyền tụng liên quan đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Ngôi mộ cổ nằm bên cạnh nhà dân.
Tỉnh Quảng Nam có văn bản hồi đáp bà Nghiêm Thị Hằng, nêu rõ ý kiến không đồng ý kiến nghị xin khai quật mộ cổ.
Bảo tàng Quảng Nam đã tiến hành khảo sát kiến trúc mộ, dập và dịch các văn khắc trên bia mộ, khảo sát thông tin người dân địa phương, đặc biệt là những người cao tuổi trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hai ngôi mộ cổ của vợ chồng cụ ông họ Huỳnh, cụ bà Phan Thị ở phường An Sơn là những ngôi mộ cổ có kiểu xây dựng mang đặc trưng phong cách kiến trúc mộ ở Quảng Nam khoảng giữa thế kỷ XIX.
Bia mộ hiện còn nguyên vẹn, chứa đựng thông tin trung thực về mộ chủ (họ tên, danh xưng, tên chữ, quê quán, phẩm hàm, chức tước, niên sanh, niên tử, niên tạo, quyến thuộc…).
Tỉnh Quảng Nam không thống nhất kiến nghị xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả...
Nguồn: [Link nguồn]