Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ

Ngôi miếu này thờ bà Ngô Thị Thanh - người có công dạy dân làng múa hát, chơi trò chơi và làm lễ hội. Chính bởi những trò chơi rất “khác biệt” nên người dân gọi bà là “bà Đụ Đị” cái tên mang ý nghĩa phồn thực, ông Nguyễn Thành Ngữ (70 tuổi) – người trông coi miếu cho hay.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 1

Miếu Trò làng Trám (còn có tên là miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây hằng năm cứ vào đêm 11, rạng sáng 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức vui chơi, thực hiện nghi lễ tái hiện cảnh giao hợp của đàn ông và đàn bà với mong muốn mùa màng tốt tươi, con người sinh sôi nảy nở.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 2

Ông Nguyễn Thành Ngữ (70 tuổi) – người trông coi miếu (còn gọi là cụ từ) cho biết, miếu thờ bà Ngô Thị Thanh -  bà là con của quan triều đại Hùng Vương, khi bà về nơi đây là rừng rậm, bà khai hoang lập ấp, chiêu dân, dạy dân làm nghề.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 3

Theo cụ từ, tên miếu Đụ Đị là người ta phiên âm ra như vậy. Nguyên bản của lễ hội xưa cũng như bây giờ, khác một chút là ngày xưa người dân tham gia lễ hội tự sáng tác ra các câu hát, câu văn, thêm vào cho phong phú. Trong miếu gắn bảng có 3 chữ nho được dịch là “tối mật”.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 4

"Năm 1992 có quyết định phục dựng lại của Sở VH-TH Phú Thọ (Vĩnh Phú lúc bấy giờ), đến năm 1993 chúng tôi xây dựng lại, từ năm 1993 chúng tôi thường tổ chức lễ hội", cụ Ngữ nói.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 5

Ngày trước, người được chọn làm lễ mật phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng, con nhà khá giả, gia giáo. Nhưng ngày nay vì thanh niên thẹn thùng nên thường chọn các cặp vợ chồng đã có con cái để làm lễ.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 6

Sau lễ mật là lễ tháo khoán. Ngày xưa nơi đây là rừng rậm, khi các cụ hô “tháo khoán” thì các đôi nam nữ được tìm hiểu nhau tự do nhưng bây giờ lễ tháo khoán đã khác xưa rất nhiều.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 7

"Linh vật" nõ (bộ phận sinh dục nam) và nường (bộ phận sinh dục nữ) chỉ đúng 0h ngày 11 tháng Giêng mới được đem xuống. Ngày thường, tuyệt đối không ai được đem xuống.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 8

Theo quan niệm, người nào nhìn được nõ, nường và cảnh "tình phộc" trong lễ hội Linh tinh tình phộc thì cả năm sẽ gặp may mắn.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 9

Cụ Ngữ cho biết, hai linh vật này ngày xưa không còn. Năm 1993 khi phục dựng lại lễ hội, dân làng mới làm lại cái mới bằng gỗ mít, sơn màu cách gián.Trong ảnh, chủ lễ lần lượt lấy hai linh vật, người con trai cầm cái nõ bằng gỗ to như cái dùi…

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 10

.người con gái cầm cái nường màu đỏ, to như cái quạt.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 11

Khi đèn tắt đồng thời vang lên khẩu lệnh của cụ chủ lễ “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” sinh thực khí bằng gỗ vào nhau 3 lần. Họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng bội thu.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 12

 Lễ mật xong, cụ chủ lễ hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái trong làng được “tự do yêu đương”, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 13

 Ngày ngày, ông Ngữ mở cửa từ sáng sớm đến khoảng 9h tối cho dân làng vào thắp hương. Từ ngày phục dựng lại lễ hội đã có 4 cặp vợ chồng tham gia diễn cảnh vợ chồng làm “chuyện ấy”.

Cận cảnh miếu Đụ Đị thờ “linh vật” nam nữ - 14

"Qua nhiều năm gìn giữ, khôi phục. Năm nay (2017), lễ hội Trò Trám chính thức được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia khiến chúng tôi hết sức vui mừng. Đây là điều mong muốn của nhiều thế hệ người dân xã Tứ Xã, từ đời cha ông chúng tôi đến nay", cụ Ngữ hào hứng nói

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.

Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Lễ hội phồn thực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN