Cận cảnh màn lao dầm khó nhất tuyến đường sắt trên cao
Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (Hà Nội) tiếp tục có thêm cái Nhất sau khi đường sắt trên cao lao dầm vào đêm 14/7. Đó là đoạn duy nhất của Việt Nam có 4 tầng giao thông, sử dụng phiến dầm dài, nặng nhất.
Là điểm giao cắt với đường Vành đai 3, việc lao dầm của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông qua đây gặp rất nhiều khó khăn.
Do phải làm cao vượt lên trên đường Vành đai 3 nên đoạn này đường sắt trên cao phải sử dụng những phiến dầm đặc biệt, có chiều dài hơn hẳn các thanh dầm khác (dài 32m, nặng khoảng 240 tấn).
Chiếc xe chuyên dụng chở phiến dầm với khoảng gần 140 lốp xe.
Phiến dầm được di chuyển từ khu Dương Nội đến công trường đường sắt trên cao rồi được cẩu lên bằng giá long môn.
"Với trọng lượng lên tới khoảng 240 tấn, việc lao dầm phải được thực hiện khẩn trương và so le nhau, phiến dầm này vừa lao ra thì phiến dầm sau phải kế tiếp ngay sau đó để tạo đối trọng" - ông Lê Văn Dương, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết.
Do đây là đoạn dầm đi phía trên đường vành đai 3 nên phiên dầm cũng được thiết kế khác, dưới đáy phiên dầm được sơn phản quang và toàn bộ phần đáy được thiết kế bằng lõi thép để tránh va chạm mạnh.
Phiên dầm dài và nặng nhất tuyến đường sắt được lao một nửa ra phía trên đường vành đai 3.
Phiên dầm được hạ xuống cột trụ.
Ngay từ tối qua, để đảm bảo công tác thi công, tuyến vành đai 3 đã bị cấm đường.
Phiên dầm được di chuyển trực tiếp trên công trường đường sắt trên cao.
Mỗi phiên dầm sau khi hạ xuống sẽ cách nhau khoảng 10cm và được đổ bê tông nối 2 phiên gắn lại với nhau.
Như vậy, sắp tới, Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi sẽ trở thành đoạn đường giao thông duy nhất của Việt Nam có tới 4 tầng: Hầm, mặt đường, đường trên cao và đường sắt trên cao.