Cận cảnh lội bùn, vượt đầm lầy cắm mốc lộ giới đường Vành đai 3
Để cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TPHCM, tổ cắm cọc phải vận chuyển cọc bằng ghe, lội bùn, băng đầm… để tìm vị trí.
Chủ tịch UBND TPHCM vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 - đoạn qua TPHCM (bao gồm cầu kênh Thầy Thuốc) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM .
Tổng số cọc phải cắm cho toàn tuyến Vành đai 3 đi qua TPHCM là 1.905 cọc. Trong đó, thành phố Thủ Đức 609 cọc, Củ Chi 193 cọc, Hóc Môn 532 cọc, Bình Chánh 571 cọc.
Một cọc ranh giải phóng mặt bằng đã cắm xong ở thành phố Thủ Đức.
Công nhân của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) cầm thiết bị chuyên dụng để đo, xác định vị trí của các cọc sẽ cắm tiếp theo.
Ở khu vực Thủ Đức, công nhân phải tập kết vật liệu, cọc... tại một vị trí.
Sau đó, di chuyển xuống ghe.
Để mang qua bờ bên kia sông.
Sau khi vận chuyển cọc xong, thuyền quay lại vận chuyển công nhân, kỹ sư qua để cắm cọc.
Nhiều đoạn, công nhân phải bắc cầu để đi.
Một khu vực do tổ thi công của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) được giao nhiệm vụ cắm cọc.
Ông Trần Huy Chiến (57 tuổi), công nhân của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) len lỏi giữa rừng cây um tùm để tìm vị trí cắm cọc.
Ông Trần Huy Chiến đang dò tìm vị trí để cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng.
Trên đường đi, ông Chiến liên tục bị té ngã.
Sình lầy, bùn lún rất sâu.
Công nhân Hồ Hữu Trung thuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) phát cỏ dại để mở đường đi.
Với công nghệ hiện đại, việc xác định tọa độ của cọc lộ giới dễ dàng hơn.
Công nhân đang xác định vị trí các mốc cắm cọc trên điện thoại.
Công nhân dùng sơn đỏ, đánh dấu vị trí sẽ cắm cọc.
Nguồn: [Link nguồn]
Chủ tịch UBND TPHCM vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 - đoạn qua TPHCM (bao gồm cầu kênh Thầy Thuốc)...