Cận cảnh khu nuôi gấu bán tự nhiên đầu tiên của VN
Đây là trung tâm đầu tiên trên cả nước có mô hình nuôi gấu bán hoang dã với quy mô hiện đại, các cá thể gấu được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, với đội ngũ chuyên gia thú y quốc tế giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, yêu quí động vật hoang dã.
Ngày 19/4/2017, Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khánh thành nhà gấu đôi số 9 và 10 với hai khu bán tự nhiên chăm sóc gấu tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).
Đây là một trong những hạng mục quan trọng cuối cùng trong Dự án xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam Pha II, với chủ dự án là Cục Kiểm Lâm, đơn vị tài trợ và vận hành là Tổ chức Động vật Châu Á.
Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) bắt đầu cứu hộ gấu tại Việt Nam từ năm 2006, sau 9 năm hoạt động, Tổ chức đã có 5 nhà gấu đôi với 10 khu bán hoang dã rộng rãi và đang đón 161 cá thể gấu cứu hộ về chăm sóc và phục hồi bản năng tự nhiên.
Sứ mệnh quan trọng nhất của Tổ chức là cứu hộ gấu, chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp, và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên.
Nhà gấu đôi có diện tích gần 465 m2, với 42 võng trong 13 buồng gấu lớn. Trong quá trình xây dựng, Tổ chức Động vật Châu Á đã cố gắng giữ lại nguyên vẹn rất nhiều cây xanh hiện có trong khu đất xây dựng hai khu bán tự nhiên.
Đây là trung tâm đầu tiên trên cả nước có mô hình nuôi gấu bán hoang dã với quy mô hiện đại, các cá thể gấu được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, với đội ngũ chuyên gia thú y quốc tế giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, yêu quí động vật hoang dã.
Các cá thể gấu được được hồi phục tập tính, làm quen với môi trường tự nhiên tại các khu bán hoang dã. Dự án góp phần quan trọng trong việc bảo tồn loài gấu, tài nguyên của đất nước.
Các chuyên gia đang giấu thức ăn để đánh thức khả năng tìm kiếm thức ăn tự nhiên của gấu sau thời gian dài bị nuôi nhốt.
Những chú gấu đang tìm kiếm thức ăn - một trong những bản năng bao lâu nay bị lãng quên.
Được biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên cấm việc nuôi nhốt gấu lấy mật. Đây chính là một trong những dấu hiệu tích cực thể hiện Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm và tầm nhìn chiến lược trong việc chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi gấu lấy mật.
Người nuôi hổ phải thể hiện được vai trò của một “bảo mẫu”, chăm hổ như con.