Cận cảnh “kho” tài sản của anh chàng mê sưu tầm ve chai
Sau những giờ làm việc mệt nhọc tại chợ, anh chàng thợ sọt Lý Thanh Hiệp không về nhà mà tìm đến các điểm thu mua ve chai, chợ đồ cũ để sưu tầm những món đồ cổ. Lâu ngày, căn nhà anh trở thành “kho” đồ cổ với hàng trăm loại. Giá trị của những món đồ này trở thành vô giá.
32 tuổi nhưng anh Hiệp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã có hơn 10 năm hành nghề sửa sọt tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn. Kiếm những đồng tiền vất vả từ nghề sửa sọt, chắt chiu cho cuộc sống cơm áo gạo tiền nuôi vợ con, anh Hiệp còn dành một khoản tiền để thỏa niềm đam mê sưu tầm đồ cũ. Sau thời gian làm việc ở chợ, anh không về nhà mà tìm đến các điểm thu mua ve chai, phế liệu, chợ đồ cũ để thỏa niềm đam mê. Nhiều người hàng xóm cho rằng anh có thu vui “dở hơi” khi mua về nhà những món đồ cũ, không dùng được để đầy nhà.
Hết giờ làm ở chợ, anh Hiệp không về nhà mà tìm đến các vựa phế liệu, ve chai và các chợ đồ cũ để tìm mua những món đồ cổ nhằm thỏa mãn niềm đam mê của mình. Dần dần trong nhà anh Hiệp có hàng trăm loại đồ cổ, trở thành “kho” tài sản vô giá của anh.
Những món đồ anh mua là những vật dụng của người Việt Nam, của Nhật, Mỹ, Pháp, Anh có hàng chục, hàng trăm năm tuổi. Đó là các lư hương xông trầm, bộ cồng chiên mua từ Tây Nguyên hay những bộ chén, bác gốm sứ hay bộ đồ thờ có từ thời Vua Tự Đức. Hay những vật dụng mua từ chợ đồ cũ như đèn mang xông, quạt gió, bàn ủi, những bộ chén sứ của những gia đình quý tộc xưa.
Chiếc tủ kính to được anh đặt ngay ngắn trong góc nhà bày la liệt các loại cổ vật có niên đại từ thời Trần, Lê thuộc vào loại cổ vật đắt giá hiện nay như chân đèn bằng đồng thời Trần hoặc chiếc dao đồng từ thời kỳ văn hoá Đông Sơn và những sản phẩm gốm Chu Đậu. Giá trị của mỗi món đồ anh mua về trưng bày trong nhà là “vô giá”. Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên “vô giá”.
Kết thúc một ngày làm việc, anh Hiệp thợ sọt lại thả hồn mình vào niềm đam mê trong căn nhà nhỏ bé với nhiều món đồ “vô giá” anh đã cất công sưu tầm. Nó như một liều thuốc tinh thần giúp anh có niềm vui sau ngày làm việc vất vả.
Chiếc xe máy hiệu Suzuki được sản xuất từ những năm 60 được anh mua lại từ vựa ve chai sau đó đem về tân trang. Đây cũng là chiếc xe giúp anh bén duyên với niềm đam mê sưu tầm đồ cũ.
Chiếc lư hương xông trầm bằng đồng có niên đại cả trăm năm được nhiều người đam mê đồ cổ trả giá cao nhưng anh Hiệp không bán, chỉ để chiêm ngưỡng
Những vật dụng bằng đồng có niên đại vài chục năm về trước cũng được anh Hiệp sưu tầm trong “kho” tài sản của mình.
Bộ bình cắm bông bằng đồng có niên đại cả chục năm
Chiếc chuông bằng đồng và trang sức. Theo chủ nhân của nó, những cổ vật này có xuất xứ từ văn hóa dân tộc Chăm Pa
Chiếc bình sứ với họa tiết tinh xảo được được anh mua của một gia đình cách đây hơn 1 năm. Để sở hữu chiếc bình này, anh Hiệp phải tốn thời gian hơn 1 tuần thuyết phục chủ nhân của nó.
Chiếc rìu đá có niên đại cả ngàn năm
Và chiếc búa mi ni bằng đồng cũng có niên đại gần trăm năm
Mỗi món đồ anh mua về ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của rất cao. Theo thời gian, dần dần trong căn nhà nhỏ của anh có hàng trăm món đồ cổ vật với niên đại khác nhau. Mọi ngỏ ngách, góc tường đều được làm nơi để cổ vật.
Bộ sưu tập muỗng mạ vàng, muỗng bằng bạc của anh Hiệp sửa sọt
Hay những chiếc đèn của những gia đình quý tộc thời xưa
Giá trị của mỗi món đồ anh mua về trưng bày trong nhà là “vô giá”. Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên “vô giá”.