Cận cảnh gốc sưa "khủng" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình

Sự kiện: Vui độc lạ

Gốc Sưa "khủng" với tuổi đời hàng trăm năm được xác định thuộc loại sưa mộc vàng, thuộc gỗ nhóm 1, đường kính thân cây khoảng 1m, chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5m. Gốc gỗ bị rỗng ruột, có trọng lượng 2.140kg.

Cây Sưa hay còn gọi trắc thối, huê mộc vàng hay trắc hoa trắng (có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc gỗ nhóm IA, là một trong những loài gỗ quý hiếm ở nước ta.

Cây Sưa hay còn gọi trắc thối, huê mộc vàng hay trắc hoa trắng (có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc gỗ nhóm IA, là một trong những loài gỗ quý hiếm ở nước ta.

Gần 10 năm nay, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình trưng bày một gốc gỗ sưa "khủng” có tuổi đời ước tính lên tới hàng trăm năm.

Gần 10 năm nay, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình trưng bày một gốc gỗ sưa "khủng” có tuổi đời ước tính lên tới hàng trăm năm.

Gốc cây Sưa "khủng" này được người dân phát hiện nằm dưới lòng suối tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch ngày 23/2/2014, trong lúc đi đánh cá. Ngay sau đó, lực lượng chức năng Quảng Bình có mặt bảo vệ hiện trường. Đồng thời, triển khai nhiều phương án kỹ thuật, máy móc và sức người để trục vớt gốc cây sưa lên bờ để xử lý theo quy định của Nhà nước.

Gốc cây Sưa "khủng" này được người dân phát hiện nằm dưới lòng suối tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch ngày 23/2/2014, trong lúc đi đánh cá. Ngay sau đó, lực lượng chức năng Quảng Bình có mặt bảo vệ hiện trường. Đồng thời, triển khai nhiều phương án kỹ thuật, máy móc và sức người để trục vớt gốc cây sưa lên bờ để xử lý theo quy định của Nhà nước.

Sau khi gốc sưa được trục vớt lên bờ, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Việc trưng bày gốc cây sưa tại bảo tàng giúp người dân địa phương biết về loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị này để cùng chung tay giữ gìn cho môi trường sống.

Sau khi gốc sưa được trục vớt lên bờ, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Việc trưng bày gốc cây sưa tại bảo tàng giúp người dân địa phương biết về loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị này để cùng chung tay giữ gìn cho môi trường sống.

Gốc cây sưa khủng với tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm 1, đường kính thân cây khoảng 1m, chiều dài thân, gốc rễ 2,5m, chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5m. Gốc gỗ bị rỗng ruột, có trọng lượng 2.140kg.

Gốc cây sưa khủng với tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm 1, đường kính thân cây khoảng 1m, chiều dài thân, gốc rễ 2,5m, chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5m. Gốc gỗ bị rỗng ruột, có trọng lượng 2.140kg.

Bên trong thân của gốc sưa bị rỗng hoàn toàn, cây già cỗi cộng thêm bị ngâm nước thời gian dài tạo nên nhiều vết nứt.

Bên trong thân của gốc sưa bị rỗng hoàn toàn, cây già cỗi cộng thêm bị ngâm nước thời gian dài tạo nên nhiều vết nứt.

Những đường vân đẹp mắt trên gốc cây gỗ Sưa.

Những đường vân đẹp mắt trên gốc cây gỗ Sưa.

Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời

Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời

Video: Cận cảnh gốc sưa "khủng" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.

Nguồn: [Link nguồn]

Dân Thủ đô sờ tận tay, nhìn tận mắt vân gỗ siêu đẹp của cây sưa 100 năm tuổi

Sau khi chặt hạ, nhiều người dân ở Hà Nội đã sờ tận tay, nhìn tận mắt vân gỗ siêu đẹp của cây sưa 100 năm tuổi ở bờ hồ Hoàn Kiếm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hùng Trần ([Tên nguồn])
Vui độc lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN