Tận mắt xem địa điểm di dời Ga Hà Nội đặt tại Thường Tín và Ngọc Hồi
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Tổ hợp ga Ngọc Hồi trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Tổ hợp ga Ngọc Hồi được xây dựng vừa là nhà ga trung chuyển, vừa là khu depot (nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác). Đây sẽ là Depot lớn nhất Việt Nam, tàu khách tuyến Quốc gia sẽ dừng ở ga này để giảm ách tắc cho nội đô thay vì dừng ở ga Hà Nội như hiện nay. Còn ga Hà Nội sẽ được nâng lên thành ga trên cao nhiều tầng, đóng vai trò là ga trung chuyển.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 22/3/2022, Bộ Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt Quốc gia, còn UBND TP Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục khu Depot thuộc Dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Khu Tổ hợp Depot Ngọc Hồi mới sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 151,8 ha với tổng diện tích 171 ha. Tổ hợp Depot ga Ngọc Hồi mới cách ga Hà Nội khoảng 13km theo hướng QL1A về phía nam (nằm cạnh QL1A) quy hoạch với mục tiêu trước mắt đảm bảo hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát.
Để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam sẽ được tạm dịch chuyển về ga Thường Tín nằm trên mặt đường QL1A (phía sau lưng là Sân vận động và Nhà thi đấu huyện Thường Tín) để khai thác.
Được biết, ga Thường Tín là một nhà ga xe lửa trên tuyến đường sắt Bắc - Nam thuộc địa phận TP Hà Nội, tiếp nối sau ga Văn Điển và trước ga Chợ Tía. Ga nằm trên mặt đường quốc lộ 1 cũ, thuộc thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín cắt ngang với ga Thường Tín là tỉnh lộ 427 - đường 71 cũ.
Được biết, Bộ Giao thông thông vận tải sẽ phối hợp Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi.
Dự án đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi giai đoạn 1) được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư năm 2008, thời gian thực hiện từ năm 2007-2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án đến nay ở mức hơn 80.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và cho biết thời gian tới ga Hà Nội và ga Giáp Bát sẽ di dời...
Nguồn: [Link nguồn]