Cận cảnh cổ vật “độc” trên những con thuyền chìm dưới đáy biển Việt Nam hàng trăm năm
Sau gần 30 năm khai quật và phục chế, đến nay, đã có khoảng 15 con thuyền cổ được khai quật dưới đáy biển thuộc lãnh hải Việt Nam. Trong những con thuyền này, có hàng nghìn cổ vật.
Việt Nam có trên 3.260 km bờ biển, lại nằm trên “con đường tơ lụa trên biển” nên từ rất sớm đã đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, thương mại và văn hóa với các nước trên thế giới. Dọc bờ biển Đà Nẵng kéo dài tới Cà Mau ngày nay, các nhà khảo cổ học của Việt Nam và quốc tế đã phát hiện hàng chục con thuyền cổ bị vùi sâu trong cát.
Tài liệu của Bảo tàng lịch sử Quốc gia có nêu rõ, theo giới khảo cổ học, những thành quả đáng chú ý trong khai quật các di tích dưới nước ở Việt Nam là thuyền cổ Châu Tân thế kỷ 8-9, 5 thuyền cổ ở quần đảo Phú Quốc thế kỷ 12-15, thuyền cổ Bình Châu thế kỷ 13, thuyền cổ Quảng Ngãi và Hà Ra thế kỷ 13-14, thuyền cổ Cù Lao Chàm thế kỷ 15, thuyền cổ Hòn Dầm thế kỷ 15, thuyền cổ Bình Thuận thế kỷ 16-17, thuyền cổ Hòn Cau và thuyền cổ Cà Mau I thế kỷ 17... Ngoài ra còn khai quật được nhiều mẫu vật trên thuyền Cà Mau II chở đồ gốm sứ của Trung Quốc thế kỷ 14, thuyền cổ Vũng Thuyền chở đồ gốm sứ De Pole từ Paris - Pháp thế kỷ 19-20...
Những con thuyền cổ này phần lớn là các thương thuyền trên hành trình giữa châu Á và châu Âu trong giai đoạn từ thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 20. Trên những con thuyền cổ này, các nhà khoa học khai quật, phát hiện được đồ gốm sứ và hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan; phát hiện được các đồ dùng sinh hoạt trên thuyền, tiền tệ Ả Rập, đồ gốm sứ Pháp, đồ thủy tinh...
Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh cổ vật được khai quật dưới đáy đại dương:
Đoàn khảo cổ của các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đang khai quật một di tích thuyền đắm trên lãnh hải Việt Nam.
Các trang thiết bị hiện đại nhất cuối thế kỷ XX được sử dụng trong công tác nghiên cứu.
Khay nhiều ngăn trang trí thần tiên và hoa lá được phát hiện trên thuyền cổ ở Bình Thuận, được sản xuất vào thế kỷ XVII.
Đĩa trang trí họa tiết hoa cúc (sản xuất thế kỷ XVIII) trên thuyền cổ ở Cà Mau.
Đĩa trang trí phong cách Châu Âu (sản xuất vào thế kỷ XVIII tại Trung Quốc) trên thuyền cổ ở Cà Mau.
Chóe gốm men trắng hoa lam, một mặt trang trí hoa lá theo phong cách truyền thống Trung Hoa, một mặt trang trí đề tài phong cách Châu Âu thế kỷ XVII, được tìm thấy trên thuyền cổ ở Hòn Cau, Bà Rịa, Vũng Thuyền.
Tượng người phụ nữ quý tộc bằng gốm men tráng hoa lam (sản xuất thế kỷ XV) trên thuyền cổ Cù Lao Chàm.
Đĩa gốm men nhiều màu (sản xuất thế kỷ XVI – XVII) trên thuyền cổ Bình Thuận (Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia).
Tượng người cưỡi ngựa Gốm men tam thái thế kỷ XVIII được tìm thấy trên thuyền cổ ở Cà Mau.
Lâu thuyền Gốm men tam thái thế kỷ XVIII trên thuyền cổ ở Cà Mau.
Ly chân cao trang trí phong cảnh, gốm men tráng hoa lam, sản xuất thế kỷ XVII, tìm thấy trên thuyền cổ ở Hòn Cau.
Cốc có nắp trang trí hoa lá từ thế kỷ XVII trên thuyền cổ ở Hòn Cau.
Hộp đựng vật dụng nhỏ, được sản xuất vào thế kỷ XVI – XVII.
Ấm hình phượng, Gốm men trắng hoa lam và nhiều màu trên thuyền cổ Cù Lao Chàm, thế kỷ XV.
Ấm hình rồng, tìm thấy trên thuyền cổ Cù Lao Chàm, thế kỷ XV.
Ấm hình phượng, gốm men trắng hoa lam, sản xuất vào thế kỷ XV.
Chân đèn, gốm men trắng hoa lam, được sản xuất trong thế kỷ XV.
Hai cây kiếm của vua Khải Định có chuôi vàng nạm đá quý, vỏ đồi mồi bọc vàng, chạm khắc tinh xảo đang được lưu...