Cận cảnh cây cầu sập trong đêm giữa TPHCM
Chiếc cầu nối đôi bờ kênh Xáng bị sà lan kéo sập khiến việc lưu thông của người dân bị chặn đứng. Thiệt hại ước tính ban đầu hàng tỷ đồng.
Đến sáng 13.7, lực lượng CSGT đường thủy cùng các đơn vị chức năng huyện Bình Chánh, TP.HCM vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân vụ sập cầu Cái Tâm và đánh giá mức độ thiệt hại.
Trước đó, vào rạng sáng 12.7, chiếc tàu kéo số hiệu LA 03576 kéo theo sà lan loại 904 tấn số hiệu LA 03671 do ông Trần Văn Trung (ngụ quận 4) điều khiển lưu thông trên khu vực kênh Xáng. Khi đến cầu Cái Tâm (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh), tàu kéo sà lan đã kéo sập cầu xuống nước. May mắn không có thiệt hại về người trong sự cố. Tuy nhiên việc lưu thông của người dân hai bên bờ kênh Xáng bị chặn đứng.
Tại hiện trường, chiếc cầu bị kéo gãy đôi. Một nửa đổ sập xuống nước, phần còn lại nằm chỏng chơ và lòi những thanh sắt. Cơ quan chức năng ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.
Cầu Cái Tâm được đưa vào sử dụng năm 2008 giúp người dân hai bên bờ kênh Xáng đi lại dễ dàng hơn và không phải đi đường vòng cung. Cầu được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, người dân đóng góp 50%, nhà nước trích kinh phí 50%.
Chiếc cầu nối đôi bờ kênh Xáng bị sà lan kéo sập khiến việc lưu thông của người dân gặp khó khăn.
Lực lượng chức năng đã có mặt ghi nhận và lập biên bản vụ việc, đồng thời đánh giá mức độ thiệt hại của sự cố.
Toàn bộ giao thông đường bộ và đường thủy qua đây bị ngưng trệ do sự cố cầu sập.
Người dân chọn di chuyển bằng phà để qua bờ bên kia.
Biển cảnh báo khu vực sạt lở và thông báo cầu sập, cấm đi của cơ quan chức năng.
Cầu Cái Tâm được đưa vào sử dụng năm 2008 giúp người dân hai bên bờ kênh Xáng đi lại dễ dàng hơn và không phải đi đường vòng cung.
Cầu được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, người dân đóng góp 50%, nhà nước trích kinh phí 50%.
Thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 3 tỷ đồng.
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])