Cận cảnh cầu dây văng dài nhất Việt Nam
Hơn 4 năm sau ngày khởi công, trong đó có 2 năm chậm tiến độ, cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam đã dần lộ rõ hình ảnh tráng lệ bắc qua đôi bờ sông Hồng.
Hơn 4 năm sau ngày khởi công, trong đó có 2 năm chậm tiến độ, cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam đã dần lộ rõ hình ảnh tráng lệ bắc qua đôi bờ sông Hồng.
Nhật Tân, cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam bắc qua sông Hồng qua địa bàn xã Phú Thượng (quân Tây Hồ) và xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh) đã dần dần hiện hình sau 2 năm chậm tiến độ thi công.
Tuy nhiên còn rất nhiều gói thầu vẫn còn chưa hoàn thiện. Đường dẫn bờ Nam bắc qua đường Âu Cơ đang thi công dở dang.
Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Dự án xây dựng cầu và đường hai đầu cầu Nhật Tân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án 85 là đại diện chủ đầu tư. Dự án GPMB vài tái định cư do UBND TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn làm đại diện chủ đầu tư.
Mặt cắt ngang cầu Nhật Tân là 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu.
Cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m (các nhịp chính có chiều dài 300m). Tại công trường thi công bên bờ Bắc, trụ tháp thứ 5 đang chuẩn bị được nối liền với đường dẫn.
Đường hai đầu cầu có tổng chiều dài là 5.178,8m, đầu cầu phía bờ Bắc vẫn đang khá dở dang và chậm chạp.
Tại cả 5 trụ tháp chưa được nối liền với đường dẫn nằm giữa dòng, công nhân được đưa đón bằng ca nô qua lại hàng ngày để làm việc.
Các công nhân làm việc trên mép nối giữa hai trụ tháp với những thiết bị khổng lồ.
Tổng chiều dài Dự án là 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài 3.755,0m, mặt cắt ngang 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu.
Mặc dù khởi công từ tháng 3/2009 nhưng do Hà Nội chậm bàn giao mặt bằng nên sau 4 năm công trình vẫn trì trệ. Nguyên nhân được cho là thiếu nhà tái định cư, chậm lên phương án đền bù, dân không đồng thuận...
Cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực với 5 trụ tháp, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng. Các trụ tháp được nối liền mạch sau đó mới thi công nối với hai đầu đường dẫn.
Theo như dự toán, tháng 4/2014 các trụ tháp sẽ được nối hoàn thành với cả hai đầu cầu và cầu Nhật Tân chính thức liền mạch.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Bắc và các khu công nghiệp như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Yên Viên, hoàn thiện tuyến đường vành đai 2, giảm tải giao thông, rút ngắn tuyến đường từ trung tâm đến Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Đây sẽ là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng và là cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam sau khi hoàn thành.