Cận cảnh cầu bộ hành “2 trong 1” đầu tiên tại Thủ đô
Cầu bộ hành trên đường Bắc Thăng Long-Nội Bài là cây cầu đầu tiên dành cho cả người đi bộ và xe thô sơ.
Những ngày gần đây, người tham gia giao thông tại các khu vực dân cư, khu công nghiệp dọc hai bên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài rất vui mừng khi cây cầu bộ hành tại nút giao KCN Quang Minh 1 - Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza được đưa vào sử dụng.
Điểm đặc biệt của cây cầu này còn được thiết kế dành cho cả phương tiện thô sơ, xe mô tô, xe gắn máy lưu thông với tổng diện tích mặt cầu rộng tới 6,5m. Trong đó, 1,5m là vỉa hè dành cho người đi bộ; 3,75m còn lại dành cho xe máy, xe thô sơ. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án là 18 tỷ đồng.
Cây cầu bộ hành “2 trong 1” trị giá 18 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ giảm được ùn tắc và TNGT trên trục đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Chiều 17/11, “mục sở thị” công trình đa năng này, ghi nhận của PV, đường lên xuống của cây cầu được thiết kế tách biệt dành cho từng đối tượng, mặt cầu cũng được chia làm 2 phần rõ rệt: vỉa hè dành cho người đi bộ được loại lát gạch Terrazzo đỏ, phần đường dành cho xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thô sơ được trải asphalt, kẻ vạch phân làn rất rõ ràng. Với vị trí gần KCN, lượng phương tiện và người đi lại qua đây cũng rất đông.
Cây cầu có cấu trúc hình chữ Z, được khởi công từ cuối năm 2017 và đưa vào sử dụng từ đầu tháng 10/2018. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 18 tỉ đồng do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư.
Đây là cây cầu đầu tiên ở Hà Nội dành cho người đi bộ và các phương tiện xe máy, xe thô sơ.
Mặt cầu rộng 6,5m, trong đó, phần vỉa hè dành cho người đi bộ rộng 1,5m, dành cho xe thô sơ là 3,75m.
Hệ thống lan can rất hiện đại, chắc chắn, đáp ứng đầy đủ các yếu tố an toàn với chiều cao hơn 1m. Các biển cảnh báo được lắp đặt đầy đủ ở cả hai hướng lưu thông trên cầu
Các lối lên, xuống của cầu cũng được bố trí biển báo về mô hình di chuyển, các phương tiện được phép lưu thông, chiều dài và tỉ lệ độ dốc.
Gờ giảm tốc, vạch kẻ phân làn đường được kẻ vẽ rõ ràng
Đường lên xuống dành cho người đi bộ được bố trí riêng biệt với đường đi của xe máy, xe thô sơ.
Rất đông phương tiện lưu thông trên cây cầu mỗi ngày
Theo một công nhân tại KCN Quang Minh 1, trước khi chưa có cây cầu, sau giờ tan tầm, từng tốp công nhân lại đi bộ ra chỗ ngã tư đối diện Trung tâm Mê Linh Plaza rồi dắt díu nhau sang đường giữa dòng xe ô tô chạy rất nhanh. "Người đi xe máy cũng vậy, từng có rất nhiều vụ va chạm giao thông ở đây do xe quá đông”, công nhân này chia sẻ.
Hiện đại và thuận tiện là vậy, tuy nhiên từ khi có cầu bộ hành, hành lang giao thông hai bên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (khu vực dưới gầm cầu) lại trở nên lộn xộn, bát nháo, mất ATGT bởi sự xuất hiện của nhiều quán "cóc" và người hành nghề xe ôm tụ tập đón khách.
Bắt đầu từ 13h chiều 1/9, các phương tiện được phép lưu thông qua cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long- Hải Phòng.