Cận cảnh bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng

Sự kiện: Tin nóng Hải Phòng

Sau 2 tháng khai quật, đoàn khảo cổ đã tìm thấy 27 cọc gỗ quý hàng ngàn năm tuổi tại 3 hố lớn, thuộc cánh đồng Cao Quỳ.

Ngày 1/10, trong quá trình đào vườn, ông Nguyễn Tuân Triệu (ngụ thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3m, đường kính hơn 30cm. Người dân cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nên đã báo cơ quan chức năng. Sau đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho khai quật khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ.

Ngày 1/10, trong quá trình đào vườn, ông Nguyễn Tuân Triệu (ngụ thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) phát hiện 2 cọc gỗ dài hơn 3m, đường kính hơn 30cm. Người dân cho rằng đây có thể là cọc gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nên đã báo cơ quan chức năng. Sau đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho khai quật khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao TP.Hải Phòng, sau 2 tháng khai quật, đoàn khảo cổ đã tìm thấy 27 cọc gỗ tại 3 hố. Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần thứ 3, năm 1288. Đến chiều 20/12, các nhà nghiên cứu lịch sử, đại biểu dự hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đã thăm thực địa, nơi khai quật 27 cọc gỗ cổ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 năm 1288.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao TP.Hải Phòng, sau 2 tháng khai quật, đoàn khảo cổ đã tìm thấy 27 cọc gỗ tại 3 hố. Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần thứ 3, năm 1288. Đến chiều 20/12, các nhà nghiên cứu lịch sử, đại biểu dự hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đã thăm thực địa, nơi khai quật 27 cọc gỗ cổ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 năm 1288.

Một số cọc được cắm thẳng, một số lại nằm nghiêng. Ông Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng cho hay, ông đã xuống thực địa xem xét và thấy rằng, đây có thể là bãi cọc mà quân dân nhà Trần lập nên để chặn không cho quân Nguyên Mông đi vào sông Giá. Qua đó, ép đại quân Nguyên Mông đang rút từ Phả Lại đi vào sông Bạch Đằng và rơi vào bãi cọc chính mà Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã bố trí.

Một số cọc được cắm thẳng, một số lại nằm nghiêng. Ông Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng cho hay, ông đã xuống thực địa xem xét và thấy rằng, đây có thể là bãi cọc mà quân dân nhà Trần lập nên để chặn không cho quân Nguyên Mông đi vào sông Giá. Qua đó, ép đại quân Nguyên Mông đang rút từ Phả Lại đi vào sông Bạch Đằng và rơi vào bãi cọc chính mà Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã bố trí.

Tại buổi thực địa chiều 20/12, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, việc phát hiện thêm bãi cọc tại Hải Phòng cho thấy trận Bạch Đằng không chỉ là một trận đánh mà có thể là một chiến dịch có quy mô lớn.

Tại buổi thực địa chiều 20/12, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, việc phát hiện thêm bãi cọc tại Hải Phòng cho thấy trận Bạch Đằng không chỉ là một trận đánh mà có thể là một chiến dịch có quy mô lớn.

Tại hố đất rộng 280m2, lực lượng chức năng đã phát hiện 17 cọc quý.

Tại hố đất rộng 280m2, lực lượng chức năng đã phát hiện 17 cọc quý.

Các cọc gỗ được phát hiện được cắm khá sâu xuống lòng đất. Trong quá trình khai quật bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, Viện Khảo cổ học còn phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiếp tục khảo sát các di tích, các dòng sông cổ, các bến cổ thuộc xã Liên Khê. Tại đây, người dân địa phương cho biết cũng phát hiện những chiếc cọc gỗ tương tự trước đó.

Các cọc gỗ được phát hiện được cắm khá sâu xuống lòng đất. Trong quá trình khai quật bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, Viện Khảo cổ học còn phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiếp tục khảo sát các di tích, các dòng sông cổ, các bến cổ thuộc xã Liên Khê. Tại đây, người dân địa phương cho biết cũng phát hiện những chiếc cọc gỗ tương tự trước đó.

Một số cọc gỗ lại nằm nghiêng. Các cọc gỗ này đã gãy phần đầu, màu đỏ sẫm, rắn chắc, phân bố không thẳng hàng, nằm cách nhau theo chiều đông tây khoảng 5 - 7m, chiều bắc nam 3,5 - 5m.

Một số cọc gỗ lại nằm nghiêng. Các cọc gỗ này đã gãy phần đầu, màu đỏ sẫm, rắn chắc, phân bố không thẳng hàng, nằm cách nhau theo chiều đông tây khoảng 5 - 7m, chiều bắc nam 3,5 - 5m.

Cận cảnh bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng - 8

Cận cảnh bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng - 9

Cận cảnh bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng - 10

Cận cảnh bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng - 11

Cận cảnh bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng - 12

Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá.

Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá.

Phát hiện bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng

Tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), Viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Hùng- Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN