Cận cảnh 4 chiếc máy bay chiến đấu "thần thánh" trong Kinh thành Huế

Sự kiện: Thời sự

3 trong 4 chiếc máy bay quân sự ở Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế là do quân, dân ta thu được trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975 tại căn cứ sân bay Biên Hòa và từng được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam (1954 - 1975).

Để có thêm không gian trưng bày phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước, tạo sự phong phú, sinh động và mang ý nghĩa lịch sử, từ năm 2012 tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đưa 4 chiếc máy bay quân sự vào lắp đặt trong sân Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế (đường 23 tháng 8, phường Thuận Thành, TP Huế) để người dân cũng như du khách chiêm ngưỡng, tìm hiểu về lịch sử của Việt Nam.

Một du khách nước ngoài tham quan, chụp ảnh kỷ niệm với các máy bay.

Một du khách nước ngoài tham quan, chụp ảnh kỷ niệm với các máy bay.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, 4 chiếc máy bay quân sự cấp 5 được Bộ Quốc phòng cấp cho tỉnh Thừa Thiên - Huế vào năm 2012.

Cụ thể, chiếc máy bay A-37, UH-1 và AD-7 do quân và dân ta thu được trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975 tại căn cứ sân bay Biên Hòa (Đồng Nai). Sau nhiều năm cất giữ tại Nhà máy A42 (sân bay Biên Hòa - Đồng Nai) và được cán bộ công nhân viên Công ty Sửa chữa trực thăng (Nhà máy A42) sửa chữa, phục hồi, đưa ra Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế lắp đặt năm 2012.

Còn chiếc máy bay MIG-21 được cất giữ tại Tiểu đoàn Đảm bảo kỹ thuật hàng không đóng tại sân bay Đà Nẵng và được đưa ra lắp đặt năm 2012. Đây là loại máy bay phản lực chiến đấu của không quân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội ta đã nhiều lần sử dụng chiếc máy bay MIG-21 bắn hạ các loại máy bay của đối phương, trong đó có “pháo đài trên không” B-52 của Mỹ.

Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong Quốc Tử Giám (đường 23 tháng 8, phường Thuận Thành, TP Huế) là một công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã được công nhận là di tích cấp quốc gia và hiện đang trưng bày hơn 30.000 tư liệu, hiện vật. Trong đó, không gian ngoài trời với diện tích khoảng 2.000 m2 được trưng bày nhiều hiện vật kích thước, trọng lượng lớn.

Trong số các hiện vật được trưng bày ngoài trời, du khách cũng như người dân đến tham quan… hoặc đi ngoài đường thường nhìn vào và chú ý đến 4 chiếc máy bay để trong sân bảo tàng. Cụ thể, gồm máy bay A-37 (số hiệu 68-7957), UH-1 (số hiệu 69-15955), AD-7 (số hiệu 135344) được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế và MIG-21 (số hiệu 6124) là máy bay phản lực chiến đấu của không quân Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay, do được trưng bày ngoài trời không có mái che và chịu sự tác động của thời tiết cùng với thời gian nằm trong Kinh thành Huế nên 4 chiếc máy bay đã không được mới như lúc đưa ra trưng bày. 

Những hình ảnh PV ghi nhận tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế:

A-37 là máy bay phản lực được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế.

A-37 là máy bay phản lực được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế.

Cánh chiếc máy bay A-37 sử dụng cột sắt chống đỡ.

Cánh chiếc máy bay A-37 sử dụng cột sắt chống đỡ.

Phần bụng và các bánh chiếc A-37 được lắp đặt chắc chắn.

Phần bụng và các bánh chiếc A-37 được lắp đặt chắc chắn.

UH-1 là loại máy bay trực thăng được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế.

UH-1 là loại máy bay trực thăng được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế.

Chiếc máy bay UH-1 có dòng chữ US AIRFORCE nổi to phía đuôi.

Chiếc máy bay UH-1 có dòng chữ US AIRFORCE nổi to phía đuôi.

Cửa vào bên trong chiếc UH-1 được đóng kín và chắc chắn.

Cửa vào bên trong chiếc UH-1 được đóng kín và chắc chắn.

Phần đuôi đồ sộ của chiếc máy bay AD-6.

Phần đuôi đồ sộ của chiếc máy bay AD-6.

AD-6 là máy bay được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế.

AD-6 là máy bay được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam tại chiến trường Trị - Thiên Huế.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), không quân Việt Nam đã sử dụng loại máy bay MIG-21 để hạ gục các loại máy bay của đối phương và đặc biệt là pháo đài bay B-52 của Mỹ.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), không quân Việt Nam đã sử dụng loại máy bay MIG-21 để hạ gục các loại máy bay của đối phương và đặc biệt là pháo đài bay B-52 của Mỹ.

Phần bụng chiếc máy bay phản lực MIG-21.

Phần bụng chiếc máy bay phản lực MIG-21.

Chiếc MIG-21 nhìn từ trên cao và dòng số hiệu 6124 đã bị mờ theo thời gian.

Chiếc MIG-21 nhìn từ trên cao và dòng số hiệu 6124 đã bị mờ theo thời gian.

Chiếc MIG-21 có sao vàng với phần đuôi nhiều cánh.

Chiếc MIG-21 có sao vàng với phần đuôi nhiều cánh.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh dàn vũ khí ”khủng” được Bộ Quốc phòng trưng bày tại Thái Nguyên

Nhiều phương tiện, khí tài, vũ khí quân sự mới và hiện đại nhất của quân đội Việt Nam đang được giới thiệu trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Oai ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN