Cán bộ phường bất ngờ vận động dân xin trả lại tiền… cắt xén (!)
Trước đó, dù phủ nhận việc "cắt xén" tiền hỗ trợ thiên tai của người dân, nhưng mới đây cán bộ phường đã bất ngờ đến gõ cửa, "vận động" từng hộ dân và xin tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền.
Thông tin trên được nhiều người dân ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình - xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động vào tối hôm nay (13-10).
Ông Trần Văn Ý và ông Nguyễn Văn Hiển là 2 trong 37 hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại - Ảnh: HOÀNG PHÚC
Nhiều người dân cho biết kể từ khi Báo Người Lao Động có các bài viết phản ánh, ông Nguyễn Thanh Thủy - công chức kế toán UBND phường Quảng Phúc đã bất ngờ gọi điện thoại cho từng người để "vận động" họ đến nhận lại số tiền mà phường đã tự ý "trích" lại 5% trong buổi chi trả.
Theo nguồn tin, trong 2 ngày qua, Công an thị xã Ba Đồn cũng đã vào cuộc xác minh, trực tiếp làm việc và ghi nhận ý kiến của các hộ dân nuôi trồng thủy sản (NTTS) được nhận hỗ trợ, nhưng bị cán bộ phường tự ý "bớt xén".
Liên quan đến sự việc này, ông Đoàn Minh Thọ - Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn cũng đã chỉ đạo cơ quan chức năng trực tiếp kiểm tra, xác minh nắm tình hình, để có hướng xử lý nếu phát hiện cán bộ vi phạm.
Danh sách các hộ dân nhận tiền thiệt hại, họ buộc phải ký "nhận đủ" số tiền nhưng thực tế đã bị cán bộ phường trích lại 5%...
Trước đó, Báo Người Lao Động có bài viết phản ánh vụ: "Cắt xén tiền hỗ trợ thiên tai của người dân" xảy ra tại phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, gây bất bình cho nhiều người dân.
Trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10-2020 khiến toàn bộ tôm, cá của hàng chục hộ NTTS ở thị xã Ba Đồn bị mất trắng, gây thiệt hại lớn. Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp kinh phí nhằm hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai, dịch bệnh và sớm ổn định sản xuất.
Riêng đợt 1, phường Quảng Phúc được cấp tổng cộng hơn 291 triệu đồng để hỗ trợ cho 37 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng và cá nước ngọt bị thiệt hại, với mức 6 triệu đồng/ha.
Ngày 24-9-2022, UBND phường Quảng Phúc tổ chức cấp phát, chi trả 85% tiền hỗ trợ cho 37 hộ. Thế nhưng, ngay trong buổi chi trả tiền, các cán bộ phường này sau khi "phổ biến chủ trương" thì đã tự ý "trích" lại 5% số tiền mà họ đáng được nhận, vì lý do "làm giấy tờ, chi phí cho anh em…".
Ông Trần Văn Ý bị "ém" lại 5,4 triệu đồng tiền hỗ trợ vì lý do... chưa nộp thuế đất?
Trong danh sách 37 hộ này thì người cao nhất được hỗ trợ với số tiền hơn 19 triệu đồng, người thấp nhất thì hơn 1 triệu đồng. Theo phản ánh, những hộ dân khi ký nhận tiền hỗ trợ, thì cán bộ phường buộc họ phải ký "nhận đủ" mới được phát tiền, nhiều người dù không muốn phải ký tên để lấy tiền buộc phải ký, thực tế họ đã bị cắt xén lại 5%.
Cá biệt trong danh sách này có tên ông Trần Văn Ý (SN 1956; ngụ phường Quảng Thuận) được hỗ trợ 5,4 triệu đồng, nhưng khi đến nhận tiền thì bị cán bộ "ém" lại, vì lý do chưa nộp thuế đất. Ông Ý cho biết ông có thuê lại 2 hồ của 1 người dân và đã đóng tiền thuê đất từ đầu năm, việc đóng thuế thì trách nhiệm của chủ hồ với chính quyền địa phương, nhưng việc "trừ ngang" tiền hỗ trợ của ông như vậy là vô lý.
Cần xử lý nghiêm cán bộ vi phạm (!)
Đáng chú ý, trước đó tại buổi làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc, khẳng định UBND phường không hề có chủ trương đó và hứa sẽ cho xác minh, kiểm tra. Nếu phát hiện cán bộ có vi phạm thì sẽ chấn chỉnh.
Trụ sở UBND phường Quảng Phúc
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Thủy, kế toán UBND phường Quảng Phúc, giải thích hôm đó ông có đến "phổ biến chủ trương" cho người dân, rồi đi giải quyết công việc, còn thủ quỹ phường là bà Nguyễn Thị Kim Oanh trực tiếp phát tiền cho bà con, ông không biết và không rõ?
Bà Oanh cũng phủ nhận việc "bớt xén" tiền của người dân và cho rằng số tiền chi trả đầy đủ, thanh toán đúng thực tế với danh sách.
Khi phóng viên đề nghị giải thích về việc lập sổ thực hành lái xe “ảo” nhằm mục đích gì, Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải Bình Định Chung Thành...
Nguồn: [Link nguồn]