Cán bộ biệt phái về Hậu Giang được hỗ trợ 150 triệu đồng/người
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trung ương biệt phái về công tác tại các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu của tỉnh Hậu Giang được tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng/người, trường hợp là nữ được hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/người.
Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, khuyến khích tự đào tạo sau đại học, thu hút nhân lực, biệt phái và luân chuyển trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” vừa được HĐND tỉnh này thông qua.
Theo Nghị quyết, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) được cử đi đào tạo sau đại học khi tốt nghiệp được hỗ trợ một lần 150 triệu đồng/người đối với tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa II; 80 triệu đồng/người đối với thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa I.
CBCCVC được khuyến khích tự đào tạo sau đại học, khi tốt nghiệp được hỗ trợ một lần bằng 70% mức hỗ trợ nói trên.
CBCCVC được cử đi đào tạo trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I sau khi tốt nghiệp mà không nhận hỗ trợ, có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn thì chỉ được nhận một mức cao nhất và phải được sự thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh.
Về mức thu hút nhân lực (người có học hàm GS, PGS; học vị TS, ThS, BS Chuyên khoa II, BS Nội trú, BS Chuyên khoa I thuộc danh mục các chuyên ngành tỉnh cần thu hút, được UBND tỉnh ban hành danh mục hàng năm): GS, PGS được hỗ trợ 300 triệu đồng/người; TS là 200 triệu đồng/người (trường hợp tốt nghiệp ngoài nước là 250 triệu đồng đồng/người).
BS Chuyên khoa II được hỗ trợ 200 triệu đồng/người (trường hợp tốt nghiệp ngoài nước là 250 triệu đồng/người). ThS và BS Chuyên khoa I là 140 triệu đồng/người (trường hợp tốt nghiệp ngoài nước là 160 triệu đồng/người). BS Nội trú là 160 triệu đồng/người.
Người được thu hút đến công tác tại tỉnh Hậu Giang được hỗ trợ tiền thuê nhà 5 triệu đồng/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 12 tháng.
UBND tỉnh Hậu Giang.
Đối với mức hỗ trợ chính sách biệt phái (CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trung ương biệt phái về công tác tại các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu của tỉnh Hậu Giang), mức hỗ trợ một lần là 150 triệu đồng/người. Trường hợp CBCCVC là nữ được hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/người.
Về mức hỗ trợ chính sách luân chuyển: CBCCVC thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý luân chuyển từ 10km trở lên được hỗ trợ 25 triệu đồng/người; dưới 10km là 20 triệu đồng/người. Trường hợp CBCCVC là nữ được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng.
Đối với CBCCVC thuộc Ban Thường vụ cấp huyện quản lý luân chuyển từ 10km trở lên được hỗ trợ 10 triệu đồng/người; dưới 10km là 8 triệu đồng/người. Trường hợp CBCCVC là nữ được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/người.
Tinh giản gần 1.000 biên chế giai đoạn 2022-2026 Giai đoạn 2022-2026, toàn tỉnh Hậu Giang sẽ tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, biên chế công chức giảm 5% tương ứng 104 người, trong đó, có 86 người trong diện tuổi nghỉ hưu, đồng nghĩa giảm 18 người. Đối với biên chế viên chức, giảm 10% tương ứng 1.417 người, trong đó, có 462 người trong diện tuổi nghỉ hưu, tức giảm 955 người. Ngoài chỉ tiêu do trung ương quy định, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua đề án Đổi mới tinh giản biên chế gắn với tuyển dụng cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ. Nếu được đồng ý của trung ương, giai đoạn 2022-2025 sẽ đưa ra và tuyển vào thêm 5% trong biên chế CBCCVC của tỉnh, để tuyển dụng thay thế bằng cán bộ trẻ có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. |
Nguồn: [Link nguồn]
Chiều 5-4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính giữ Thủ tướng Chính phủ, sau đó tân Thủ tướng đã tuyên thệ nhậm chức.