Cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn là 'quá nghiêm khắc'

Một số ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do quá nghiêm khắc, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 10/11, thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn Hà Nội) đã nhắc đến quy định nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được nêu tại Điều 8 dự thảo luật.

Theo ông Ấn, hiện nay mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn rất nặng. Trong khi đó ở các nước, thường có quy định về nồng độ cồn ở mức nào đó thì mới phạt. Vì thế, ông đề nghị “phải tính đến việc này”.

Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe ô tô.

Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe ô tô.

Trong khi đó, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau xung quanh quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.

Cụ thể, một số ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng – An ninh đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Lý do, là quy định như trên quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Nhóm ý kiến này đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại xe, đồng thời bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

Ngược lại, một số ý kiến nhất trí với quy định cấm tuyệt đối như dự thảo, vì cho rằng nội dung này đã được quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

Theo quy định tại Nghị định số 100, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại biểu nêu “mỗi năm đến trường phụ huynh man mác buồn” vì SGK, Bộ trưởng GD-ĐT nói gì?

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm một bộ sách giáo khoa mới để cạnh tranh, tránh tình trạng xã hội hoá sách giáo khoa nhưng giá lại cao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Kiên ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN