Cảm phục cụ ông bán bút bi dạo giữa trời rét căm căm ở Thủ đô để nuôi chị gái và cháu khuyết tật

Trong thời tiết lạnh giá của mùa đông ở Hà Nội, nhiều người bắt gặp ông Diệp đứng đọc thơ, bán bút bi dạo tại nút giao phố Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng.

Những ngày này, tại nút giao phố Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng (Hà Nội), nhiều người bắt gặp cảnh ông Đinh Văn Diệp (SN 1954, ở phường Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội) bán bút bi dạo, miệng lúc nào cũng lẩm nhẩm một vài câu thơ “Trời xanh mây trắng nắng vàng, mua cây bút đẹp lại càng giỏi hơn”. Thi thoảng ông Diệp cũng ngân nga hát rất yêu đời.

Những ngày này, tại nút giao phố Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng (Hà Nội), nhiều người bắt gặp cảnh ông Đinh Văn Diệp (SN 1954, ở phường Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội) bán bút bi dạo, miệng lúc nào cũng lẩm nhẩm một vài câu thơ “Trời xanh mây trắng nắng vàng, mua cây bút đẹp lại càng giỏi hơn”. Thi thoảng ông Diệp cũng ngân nga hát rất yêu đời.

Theo lời ông Diệp, ông đã đi bán bút bi dạo được 6 năm nay. Thời gian trước, học sinh còn đi học, ông hay đứng trước cổng trường gần nhà. Nhưng gần 1 năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh nghỉ học nên ông ra nút giao Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng đứng bán hàng.

Theo lời ông Diệp, ông đã đi bán bút bi dạo được 6 năm nay. Thời gian trước, học sinh còn đi học, ông hay đứng trước cổng trường gần nhà. Nhưng gần 1 năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh nghỉ học nên ông ra nút giao Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng đứng bán hàng.

Ông Diệp cho biết, mỗi ngày ông chia nhiều ca bán. 7h sáng ông ra khỏi nhà đi bán bút, đến hơn 8h ông lại về nghỉ, 10h ông lại ra bán tiếp, 11h lại về nghỉ trưa. Chiều ông bán từ 13h đến 14h30 thì về nghỉ, đến 16h ông lại ra bán bút đến 17h30 thì về nghỉ ngơi.

Ông Diệp cho biết, mỗi ngày ông chia nhiều ca bán. 7h sáng ông ra khỏi nhà đi bán bút, đến hơn 8h ông lại về nghỉ, 10h ông lại ra bán tiếp, 11h lại về nghỉ trưa. Chiều ông bán từ 13h đến 14h30 thì về nghỉ, đến 16h ông lại ra bán bút đến 17h30 thì về nghỉ ngơi.

“Mỗi lần đi bán hàng, tôi mang khoảng gần 200 chiếc bút bi thôi. Dạo trước ế lắm, giờ nhiều người biết đến mua ủng hộ nên tôi bán nhanh hơn”, ông Diệp nói.

“Mỗi lần đi bán hàng, tôi mang khoảng gần 200 chiếc bút bi thôi. Dạo trước ế lắm, giờ nhiều người biết đến mua ủng hộ nên tôi bán nhanh hơn”, ông Diệp nói.

Dù được nhiều người mua ủng hộ nhưng ông Diệp không tham, mỗi lần ông chỉ mang đầy chiếc túi (khoảng 200 chiếc bút bi), khi nào bán hết, ông lại về nhà nghỉ cho đỡ mệt rồi mới đi bán tiếp.

Dù được nhiều người mua ủng hộ nhưng ông Diệp không tham, mỗi lần ông chỉ mang đầy chiếc túi (khoảng 200 chiếc bút bi), khi nào bán hết, ông lại về nhà nghỉ cho đỡ mệt rồi mới đi bán tiếp.

Ông Diệp đứng ở nút giao phố Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng vừa đọc thơ vừa mời khách mua hàng.

Ông Diệp đứng ở nút giao phố Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng vừa đọc thơ vừa mời khách mua hàng.

Cảm phục cụ ông bán bút bi dạo giữa trời rét căm căm ở Thủ đô để nuôi chị gái và cháu khuyết tật - 7

Cảm phục cụ ông bán bút bi dạo giữa trời rét căm căm ở Thủ đô để nuôi chị gái và cháu khuyết tật - 8

Ông Diệp bán giá 2.000 đồng/chiếc bút bi, mua 10 tặng 1. Có nhiều người mua ủng hộ ông thậm chí không nhận bút, không lấy lại tiền thừa.

Ông Diệp bán giá 2.000 đồng/chiếc bút bi, mua 10 tặng 1. Có nhiều người mua ủng hộ ông thậm chí không nhận bút, không lấy lại tiền thừa.

Ông Diệp cho biết với mỗi chiếc bút bi bán được, ông lời 800 đồng. Đợt dịch COVID-19 vừa rồi toàn thành phố Hà Nội giãn cách khiến ông không được đi bán hàng, giờ được ra ngoài đi lại, kiếm tiền, ông thấy khoẻ hơn.

Ông Diệp cho biết với mỗi chiếc bút bi bán được, ông lời 800 đồng. Đợt dịch COVID-19 vừa rồi toàn thành phố Hà Nội giãn cách khiến ông không được đi bán hàng, giờ được ra ngoài đi lại, kiếm tiền, ông thấy khoẻ hơn.

Ông Diệp cho biết ông không có vợ con, hiện ông sống cùng chị gái ruột và một cháu gái bị khuyết tật bẩm sinh. “Hiện tôi rất khoẻ mạnh. Giờ tôi 68 tuổi rồi nhưng tôi vẫn nghĩ mình 18 tuổi thôi. Tiền bán bút bi tôi trang trải cuộc sống hằng ngày và nuôi chị cùng cháu gái”, ông Diệp khoe.

Ông Diệp cho biết ông không có vợ con, hiện ông sống cùng chị gái ruột và một cháu gái bị khuyết tật bẩm sinh. “Hiện tôi rất khoẻ mạnh. Giờ tôi 68 tuổi rồi nhưng tôi vẫn nghĩ mình 18 tuổi thôi. Tiền bán bút bi tôi trang trải cuộc sống hằng ngày và nuôi chị cùng cháu gái”, ông Diệp khoe.

Khi nào thấy mệt, ông Diệp lại ngồi trên bậc thềm nghỉ ngơi. Chị Nhung - một người dân sống gần nơi ông Diệp bán hàng cho biết: “Tôi biết đến ông qua Facebook mọi người chia sẻ. Tôi đi qua đây rất nhiều lần tìm ông, nhưng đây là lần đầu tiên gặp được ông để mua bút. Khi biết hoàn cảnh của ông, tôi rất thương vì đang trong mùa dịch lại rét mướt như thế này mà ông cụ vẫn ra đường đứng bán bút, xót lắm”.

Khi nào thấy mệt, ông Diệp lại ngồi trên bậc thềm nghỉ ngơi. Chị Nhung - một người dân sống gần nơi ông Diệp bán hàng cho biết: “Tôi biết đến ông qua Facebook mọi người chia sẻ. Tôi đi qua đây rất nhiều lần tìm ông, nhưng đây là lần đầu tiên gặp được ông để mua bút. Khi biết hoàn cảnh của ông, tôi rất thương vì đang trong mùa dịch lại rét mướt như thế này mà ông cụ vẫn ra đường đứng bán bút, xót lắm”.

Lãnh đạo phường Hàng Bột (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ông Diệp từng làm nghề bán vé số và hiện bán bút bi rong quanh khu vực phường Hàng Bột và một số phường lân cận, chủ yếu tại khu vực đèn xanh đen đỏ phố Khâm Thiên. Gia đình ông là hộ cận nghèo nhiều năm, hoàn cảnh rất khó khăn. Ông là người cao tuổi đơn thân không có vợ con và đang được hưởng chính sách hỗ trợ.

Lãnh đạo phường Hàng Bột (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ông Diệp từng làm nghề bán vé số và hiện bán bút bi rong quanh khu vực phường Hàng Bột và một số phường lân cận, chủ yếu tại khu vực đèn xanh đen đỏ phố Khâm Thiên. Gia đình ông là hộ cận nghèo nhiều năm, hoàn cảnh rất khó khăn. Ông là người cao tuổi đơn thân không có vợ con và đang được hưởng chính sách hỗ trợ.

Theo lãnh đạo phường Hàng Bột, hộ gia đình ông Diệp có 3 người đều đang hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội hằng tháng. Chị gái ông Diệp là người cao tuổi đơn thân, không có chồng con. Cháu gái ông là người khuyết tật nặng.

Theo lãnh đạo phường Hàng Bột, hộ gia đình ông Diệp có 3 người đều đang hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội hằng tháng. Chị gái ông Diệp là người cao tuổi đơn thân, không có chồng con. Cháu gái ông là người khuyết tật nặng.

Gia đình ông Diệp đều là người cao tuổi và người khuyết tật không có khả năng lao động, hoàn cảnh rất khó khăn, chỉ sống phụ thuộc và trợ cấp xã hội của nhà nước và tiền bán rong hằng ngày của ông.

Gia đình ông Diệp đều là người cao tuổi và người khuyết tật không có khả năng lao động, hoàn cảnh rất khó khăn, chỉ sống phụ thuộc và trợ cấp xã hội của nhà nước và tiền bán rong hằng ngày của ông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Những phận đời kém may mắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN