Cấm cản vợ về nhà ngoại ăn Tết, chồng có thể “nhận trái đắng”

Sự kiện: Thời sự

Hành vi ngăn cản, cấm đoán vợ về thăm bố mẹ đẻ trong dịp Tết có thể khiến người chồng bị phạt lên đến 300.000 đồng.

Cấm cản vợ về nhà ngoại ăn Tết, chồng có thể “nhận trái đắng” - 1

Chồng có thể bị phạt lên đến 300.000 đồng nếu không cho vợ về ngoại ăn Tết. Ảnh minh họa internet.

Tết Nguyên Đán 2019 đang đến gần, vấn đề ăn Tết nhà ngoại được nhiều gia đình quan tâm, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Một số ông chồng sẵn lòng chiều ý vợ về ăn Tết bên ngoại, nhưng một số ông chồng lại không thích thú với chuyện để vợ về ăn Tết nhà ngoại.

Còn nhớ, dịp Tết Nguyên đán 2018, sau khi bộ phim “Xuân không màu 2” công chiếu, cư dân mạng tranh luận trái chiều về việc Tết nhà nội, Tết nhà ngoại.

Bộ phim đã chạm đến cảm xúc của những người phụ nữ khi đi làm dâu. Họ mong muốn được về ăn Tết với bố mẹ đẻ nhưng không dám nói ra. Còn những ông chồng, một phần vì tư duy cổ hủ, không dám vượt qua truyền thống gia đình, nhiều ông chồng gia trưởng vẫn ngăn cản hoặc gây áp lực để vợ không về ngoại ăn Tết.

Thế nhưng ít ai biết rằng, hành vi đó của những ông chồng đã vi phạm vào điều khoản đã được pháp luật quy định và có thể bị xử phạt.

Theo luật sư Lê Văn Kiên – Văn phòng LS Ánh sáng công lý (Đoàn LS Hà Nội), hiện nay, các quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân và gia đình được áp dụng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 52 của Nghị định này quy định xử phạt từ 100.000 đồng - 300.000 đồng nếu các thành viên trong gia đình có các hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

Điểm a khoản 1 Điều 52 chỉ rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó.

“Trường hợp này, nếu người chồng có hành vi cấm đoán, ngăn cản vợ về thăm bố mẹ đẻ, kể cả trong dịp Tết nhằm gây áp lực tâm lý thường xuyên đối với người vợ sẽ chịu mức phạt nêu trên. Tuy nhiên người vợ phải chứng minh được việc cấm đoán đó bằng các hình thức như có thể ghi âm, quay phim, nhờ người làm chứng hoặc khi người chồng thừa nhận hành vi.

Ngược lại, nếu vợ cấm đoán chồng gặp gỡ người thân, bạn bè cũng với mục đích gây áp lực tâm lý đến người chồng thì cũng sẽ chịu mức phạt tương tự”, luật sư Kiên cho hay.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 52 cũng quy định, việc cấm không cho vợ đi làm, người chồng cũng có thể bị xử phạt với số tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng.

Ngay cả trường hợp người chồng cấm vợ đi làm để chuyên tâm với công việc nội trợ, chăm sóc con cái vốn khá phổ biến trong thực tế hiện nay cũng có thể áp dụng mức phạt trên.

Ông bố vượt hơn 200km xuống HN đón con gái về quê ăn Tết

Con gái nằm viện, ông bố từ Lào Cai đi tàu hơn 200km xuống Hà Nội đón con về ăn Tết với gia đình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN