Cá chiên “khổng lồ” dài 1,2m dính lưới ngư dân trên sông Đà
Một con cá chiên có trọng lượng gần 30 kg, dài 1,2m đánh bắt từ sông Đà (Hòa Bình) vừa được đưa về Hà Nội.
Cá chiên đánh bắt từ sông Đà đưa về Hà Nội tối 7/11
Ngày 8/11, chủ nhà hàng ở Hà Nội cho biết, tối 7/11, đơn vị đã vận chuyển con cá chiên mua từ ngư dân đánh bắt ở sông Đà (TP. Hòa Bình) về Hà Nội phục vụ thực khách. Con cá chiên có cân nặng gần 30 kg, dài 1,2m .
Cá chiên có cân nặng gần 30kg. Miệng cá lớn giống loài cá tra dầu
Cá chiên có chiều dài 1,2m.
Chủ nhà hàng không tiết lộ giá mua con cá chiên nhưng thông tin giá bán cá chiên rơi vào khoảng gần 2 triệu đồng/1 kg.
“Con cá chiên có đầu giống như một con “quái vật”, toàn thân trơn nhẵn không vảy, có màu sắc loang lổ. Đây được coi là một trong những con cá chiên có trọng lượng “khổng lồ” từ trước đến nay ở khu vực miền Bắc nước ta", vị chủ nhà hàng cho hay.
Phần đầu con cá chiên
Thân cá chiên nhẵn không vảy, có màu sắc loang lổ
Phần bụng cá có màu trắng
Theo chuyên gia nghiên cứu về thủy sản, cá chiên là một loài cá da trơn trong chi Bagarius, thường sống ở các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á. Con lớn, chiều dài có thể lên đến gần 2m; nặng gần 1 tạ. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái và tôm tép.
Tại Việt Nam, thỉnh thoảng ngư dân cũng đánh bắt được cá chiên vài chục kg trên sông Đà (Hòa Bình); sông Gâm (Cao Bằng).
Theo quyết định số 82 của Bộ NN&PTNT ban hành năm 2008, loài cá hô, cá tra dầu, cá trà sóc... đều thuộc loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Trong đó loài, cá Hô (có tên khoa học Catlocarpio siamensis) thường sống ở khu vực thượng và trung lưu sông Cửu Long. Mùa lũ cá đi vào các vùng ngập của đồng bằng sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Tây. Cá Trà sóc (Probarbus jullieni) sống ở khu vực trung, thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Tây, sông Cửu Long. Cá Tra dầu (Pangasianodon gigas) thường sống ở khu vực sông Cửu Long, sông Tiền, sông Hậu). Cá chiên có tên khoa học là Bagarius, thuộc cấp độ V - nhóm nguy cơ có thể bị tuyệt chủng. Loài này thường sống ở sông Đà, sông Gâm. |
Vượt hàng trăm km, chúng tôi tìm về hồ Núi Cốc để mắt thấy, tai nghe những câu chuyện kì bí...